Câu hỏi:

11/04/2024 19

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc một văn bản truyện truyền kì, các em cần chú ý:

+ Nắm được cốt truyện của văn bản.

+ Xác định được nhân vật trung tâm trong mối quan hệ với các nhân vật khác.

+ Xác định được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.

+ Nhận diện và phân tích được ý nghĩa nghệ thuật của các chi tiết kì ảo trong truyện.

+ Tìm mối quan hệ giữa phần chính văn và lời bình ở cuối truyện. Chủ động đưa

ra những nhận xét của em với lời bình đó.

- Đọc trước văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên; tìm hiểu thêm thông tin

về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục.

- Tìm hiểu về Thánh Tản Viên trong truyền thuyết và trong đời sống văn hoá của người Việt.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Cốt truyện : Có các sự kiện chính - có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn tác quái. Nhân vật Ngô Tử Văn châm lửa đốt để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, Tử Văn mơ thấy tên hung thần đòi trả đền và đe dọa. Chàng vẫn không sợ hãi, Thổ thần cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn, báo chàng về tội ác tên hung thần và cách đối phó. Tử Văn bị hai tên quỷ bắt xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để hắn bị trừng trị. Thổ thần được phục chức, nhờ lập công lớn Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên.

- Truyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể chuyện là tác giả, kết hợp với điểm nhìn toàn tri giúp cho tư tưởng chủ đề của văn bản trở nên rõ ràng, khách quan hơn.

- Tác giả Nguyễn Dữ

+ Năm sinh, năm mất : Chưa rõ, vào khoảng thế kỷ 16, vào thời Lê Sơ và thời Mạc.

+ Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

+ Xuất thân: trong một gia đình khoa bảng, là con trai cả của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu

+ Sự nghiệp : Sáng tác duy nhất của ông là tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục". Tác phẩm ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền

- Tập Truyền kì mạn lục

+ Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết ằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI

+ Thể loại : thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca

+ Nội dung: Mang nhiều triết lý nhân sinh, giá trị đạo đức; Thể hiện hiện thực xã hội đương thời và số phận con người; Mang tinh thần dân tộc, tự hào văn hóa và phẩm chất con người Việt Nam.

+ Nghệ thuật: có sự tham gia của các yếu tố hoang đường, kì ảo. Sáng tạo trong xây dựng nhân vật và cốt truyện

- Thánh Tản Viên

+ Xuất thân : là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên), ông là một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian người Việt, gọi là Tứ bất tử.

+ Các ngôi đền thờ thánh Tản Viên : Đền Lăng Sương ( Phú Thọ), đền Ngự Dội (Vĩnh Phúc), đền Thính, đền Tranh...

+ Hội đền Và tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng để tưởng nhớ thánh Tản Viên

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hãy nêu suy nghĩ của em về lời bình ở cuối truyện: "Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.

Xem đáp án » 11/04/2024 24

Câu 2:

Câu nói này của Diêm Vương đem lại cho em suy nghĩ gì ?

Xem đáp án » 11/04/2024 21

Câu 3:

Trong văn bản, Tử Văn được miêu tả trong mối quan hệ với nhân vật nào? Qua các quan hệ này, em thấy Tử Văn hiện lên với những phẩm chất gì?

Xem đáp án » 11/04/2024 21

Câu 4:

* Nội dung chính: Văn bản nói về nhân vật Ngô Tử Văn, vốn là một người chính trực, dũng cảm và quá trình đấu tranh giành lại công lý cho nhân dân, cho thổ công trước cái ác hoành hành, chiếm đóng. Cuối cùng anh đã chiến thắng và được ban thưởng chức phán sự đền Tản Viên.

Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn nói lên điều gì ? (ảnh 1)

Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn nói lên điều gì ?

Xem đáp án » 11/04/2024 19

Câu 5:

Tâm sự này của thổ thần đem lại cho em suy nghĩ và cảm xúc gì?

Xem đáp án » 11/04/2024 19

Câu 6:

Tìm trong văn bản những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn. Theo em, tại sao tác giả lại lựa chọn những chi tiết đó để giới thiệu về nhân vật?

Xem đáp án » 11/04/2024 19

Câu 7:

Nêu ý nghĩa của các yếu tố kì ảo trong truyện. Chỉ ra sự tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo của Nguyễn Dữ trong một số truyện cổ dân gian?

Xem đáp án » 11/04/2024 19

Câu 8:

Nêu nhận xét của em về chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn và người bình luận ở cuối truyện

Xem đáp án » 11/04/2024 19

Câu 9:

Chi tiết Tử văn “chắp tay thi lễ” với người quen có ý nghĩa gì?

Xem đáp án » 11/04/2024 17

Câu 10:

Theo em, văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần.

Xem đáp án » 11/04/2024 17

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »