Xác định độ chua, độ mặn của đất trồng có ý nghĩa như thế nào đối với trồng trọt?
Câu hỏi 5 trang 40 Công nghệ 10: Xác định độ chua, độ mặn của đất trồng có ý nghĩa như thế nào đối với trồng trọt? Nêu ví dụ minh họa.
Câu hỏi 5 trang 40 Công nghệ 10: Xác định độ chua, độ mặn của đất trồng có ý nghĩa như thế nào đối với trồng trọt? Nêu ví dụ minh họa.
1. Ý nghĩa của việc xác định độ chua, độ mặn của đất trồng đối với trồng trọt:
Cần xác định độ chua, độ kiềm của đất để có biện pháp cải tạo thành đất màu mỡ thì mới có thể trồng trọt
2. Ví dụ:
* Nếu là đất chua cần:
- Biện pháp vôi
+ Mất khả năng gây độc cho cây và cố định lân trong đất
+ Tăng cường hoạt động của vi sinh vật
+ Đất tơi xốp
+ Điều chỉnh PH phù hợp.
- Biện pháp thủy lợi:
+ Vùng ngoài: đắp đê kết hợp trồng cây chắn sóng.
+ Vùng trong: dùng nước ngọt kết hợp bón vôi
- Biện pháp canh tác:
+ Không làm đất vào mùa mưa
+ Che phủ đất bằng tàn dư thực vật, nylon, trồng cây phân xanh.
* Nếu là đất mặn cần:
- Biện pháp bón phân: Sử dụng phân hữu cơ, hạn chế phân vô cơ, kết hợp bón vôi
- Biện pháp thủy lợi:
+ Xây dựng, củng cố hệ thống đê biển, trồng cây chắn sóng.
+ Xây dựng hệ thống kênh, mương
+ Làm mương hạ mực nước ngầm.
- Biện pháp canh tác:
+ Xây dựng chế độ luân canh
+ Bố trí thời vụ tránh mặn
- Chế độ làm đất thích hợp
+ Cày không lật, xới đất nhiều lần
+ Vùng đã cải tạo không để khô hạn, không làm ải.
* Nếu là đất bạc màu cần:
- Biện pháp bón phân:
+ Phân hữu cơ
+ Phân vô cơ
+ Phân xanh
+ Bón vôi
- Biện pháp thủy lợi: tưới tiêu hợp lí
- Biện pháp canh tác:
+ Sử dụng giống ngắn ngày
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Thực hành: Xác định độ chua và độ mặn cùa đất