What does the word “it” in the third paragraph refer to A. consumption B. production
What does the word “it” in the third paragraph refer to?
What does the word “it” in the third paragraph refer to?
Đáp án. C
Giải thích:
Ta có câu chứa từ in đậm In preindustrial economies, homemaking had meant the production as well as the consumption of goods, and it commonly included income-producing activities both inside and outside the home (Trong các nền kinh tế tiền chế, nội trợ có nghĩa là sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa, và nó thường bao gồm các hoạt động tạo thu nhập cả trong và ngoài nhà). Từ có thể thay thế cho it (nó) trong câu là homemaking (nội trợ).
Vì vậy, phương án C phù hợp nhất.
Dịch nghĩa toàn bài:
Khi thế kỷ XX bắt đầu, tầm quan trọng của giáo dục chính quy (1) ở Hoa Kỳ được đề cao hơn. Ranh giới hầu như đã biến mất và đến năm 1910, hầu hết người Mỹ sống ở các thị trấn và thành phố. Công nghiêp hóa (2) và quan liêu hóa đời sống kinh tế kết hợp với sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của khả năng và chuyên môn làm cho việc học ngày càng trở nên quan trọng đối với sự dịch chuyển kinh tế và xã hội (3).
Càng ngày, các trường học càng được coi là phương thức quan trọng nhất để hợp nhất người nhập cư(4) vào xã hội Mỹ. Sự xuất hiện của một làn sóng lớn những người nhập cư ở phía nam và phía đông châu Âu vào đầu thế kỷ diễn ra cùng thời điểm và góp phần vào sự mở rộng to lớn của giáo dục chính quy. Đến năm 1920, việc đi học từ mười bốn tuổi trở lên là bắt buộc(5) ở hầu hết các tiểu bang, và năm học được kéo dài nhiều. Trường mẫu giáo, trường học hè, hoạt động ngoại khóa(6). giáo dục và tư vấn dạy nghề đã mở rộng ảnh hưởng của các trường công lập đối với cuộc sống của học sinh, nhiều người trong số họ ở các thành phố công nghiệp lớn là con của người nhập cư. Các lớp học cho người nhập cư trưởng thành được tài trợ bởi các trường công, tập đoàn, đoàn thể, nhà thờ, nhà định cư và các cơ quan khác.
Các nhà cải cách đầu thế kỷ XX cho rằng các chương trình giáo dục phải phù hợp với nhu cầu cụ thể của người dân. Phụ nữ nhập cư là một trong số đó. Các trường học đã cố gắng giáo dục phụ nữ trẻ để họ có thể có được những vị trí tốt trong nền kinh tế công nghiệp đô thị, và một nơi mà nhiều nhà giáo dục cho là phù hợp với phụ nữ là nhà. Mặc dù chăm sóc ngôi nhà và gia đình đã quen thuộc với phụ nữ nhập cư, nhưng việc nội trợ(7) lại là một định nghĩa mới. Trong các nền kinh tế tiền chế, nội trợ có nghĩa là sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa, và nó thường bao gồm các hoạt động tạo thu nhập cả trong và ngoài nhà. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ đầu thế kỷ XX, không phải sự khan hiếm mà là sự sản xuất quá mức đang trở thành một vấn đề. Do đó, người nội trợ lý tưởng của Mỹ được xem như một người tiêu dùng hơn là một nhà sản xuất. Các trường đào tạo phụ nữ trở thành người nội trợ tiêu dùng - nấu ăn, mua sắm, trang trí và chăm sóc trẻ em “một cách hiệu quả” tại nhà riêng của họ, hoặc nếu có nhu cầu kinh tế cần thiết, họ sẽ làm việc với tư cách là nhân viên trong nhà của người khác. Những cải cách sau đó đã khiến những quan niệm này có vẻ khá lỗi thời.
Vocabulary
1. formal education
(N. phrase)
2. Industrialization (N.)
3. economic and social mobility (N. phrase)
4. immigrants (N.)
5. compulsory (Adj.)
6. extracurricular activities (N.)
7. homemaking (N.)