Vì sao tác giả cho rằng cây có tính cách? Tính cách của cây được biểu hiện như thế nào

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Vì sao tác giả cho rằng cây có tính cách? Tính cách của cây được biểu hiện như thế nào?

Trả lời

Dựa vào quan sát của mình về ba cây sồi, sinh trưởng trong những điều kiện giống hệt nhau, nhưng lại có những hành vi khác nhau, tác giả cho rằng cây cũng có tính cách. Chính tính cách bẩm sinh quyết định những hành vi khác nhau của cây.

Tính cách của cây được biểu hiện trong tình huống rụng lá khi mùa thu đến.

Trong tình huống đó, mỗi cây sồi lại có những hành vi khác nhau, thể hiện tính cách khác nhau: cây bên phải thích ứng nhanh, đã sẵn sàng chuyển màu, trong khi hai cây còn lại thì chậm chạp hơn. Đằng sau mỗi hành vi đó là những quyết định khác nhau về thời điểm rụng lá, cây bên phải căng thẳng hơn, khôn ngoan hơn, quyết định rụng ngay lập tức, trong khi đó hai cây còn lại bạo gan hơn, giữ lại màu xanh lâu hơn. Tính cách của cây còn được biểu hiện trong tình huống khi cây phải đối diện với nguy hiểm, ví dụ như khi sinh trưởng trong điều kiện thiếu ánh sáng hay bị nấm tấn công. Có cây sẽ dũng cảm hi sinh một phần cành của mình, chủ động tấn công và giết chết nấm, nhưng cũng có cây sẽ không chịu rụng cành, thân sẽ mục dần và trở nên ít vững chắc. Có cây tham lam ánh sáng sẽ tận dụng cơ hội khi những cây khác chết đi để mọc ra những cành to và cuối cùng phải trả giá cho sự tham lam ngu ngốc của mình.

Như vậy, theo tác giả, tính cách của cây là những quyết định, lựa chọn và phản ứng khác nhau của cây trước những kích thích từ môi trường bên ngoài. Đằng sau các hành vi của cây như rụng lá, mọc cành hay rụng cành thực ra là những lựa chọn, tính toán, quyết định khác nhau của cây, thể hiện những tính cách khác nhau của cây: nhanh nhẹn hay chậm chạp, hi sinh hay tham lam, khôn ngoan hay ngu ngốc,... Những tính cách khác nhau đó làm nên sự đa dạng về hình dáng của cây cối, mặc dù chúng sống trong điều kiện giống hệt nhau.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Sức sống của sử thi

Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian

Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”

Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện

Bài 8: Thế giới đa dạng của thông tin

Bài 9: Hành trang cuộc sống

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả