Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử F2, CCl4 và NF3
Câu hỏi 3 trang 50 Hóa học 10: Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử F2, CCl4 và NF3.
Câu hỏi 3 trang 50 Hóa học 10: Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử F2, CCl4 và NF3.
- Hình thành liên kết trong phân tử F2
Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử F2, nguyên tử fluorine có 7 electron hoá trị, mỗi nguyên tử fluorine cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hoà theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử fluorine góp chung 1 electron.
Phân tử F2 được biểu diễn như sau:
Xung quanh mỗi nguyên tử fluorine đều có 8 electron.
- Hình thành liên kết trong phân tử CCl4
Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử CCl4, nguyên tử chlorine có 7 electron hoá trị, mỗi nguyên tử chlorine cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hoà, nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị nên nguyên tử carbon sẽ góp chung với mỗi nguyên tử chlorine 1 electron.
Phân tử CCl4 được biểu diễn như sau:
- Hình thành liên kết trong phân tử NF3
Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử NF3, nguyên tử fluorine có 7 electron hoá trị, mỗi nguyên tử fluorine cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hoà, nguyên tử nitrogen có 5 electron hóa trị nên nguyên tử nitrogen sẽ góp chung với mỗi nguyên tử fluorine 1 electron.
Phân tử NF3 được biểu diễn như sau:
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học