Trong những trường hợp dưới đây, em hãy cho biết trường hợp nào là giữ chữ tín, trường hợp

Bài tập 3 trang 18 SBT Giáo dục công dân 7: Trong những trường hợp dưới đây, em hãy cho biết trường hợp nào là giữ chữ tín, trường hợp nào là không giữ chữ tín? Giải thích vì sao.

Trường hợp 1. Buổi sáng, mẹ đi làm. M nói mẹ cứ yên tâm, M sẽ trông em, dọn nhà và nấu cơm. Nhưng mẹ vừa đi thì M mời các bạn đến chơi. Mải vui chơi, đến khi mẹ về, M mới cuống cuồng đi nấu Cơm.

Trường hợp 2. H mượn truyện của N, hẹn Chủ nhật sẽ trả. Nhưng, đúng hôm đó thì H bị ốm. H nhờ em trai mang sang trả bạn.

Trường hợp 3. S thường đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp. Bạn đã hứa với cô sẽ rút kinh nghiệm nhưng thỉnh thoảng vẫn đến muộn.

Trường hợp 4. N học khá nhất nhóm. Các bạn tin tưởng, giao cho N tổng hợp các ý kiến của nhóm và trình bày ở buổi thảo luận trong tiết học tuần sau. Nhưng vì chủ quan, N đã không tổng hợp trước. Vì thế, phần trình bày của nhóm không đạt yêu cầu.

Trường hợp 5. Để thu được lợi nhuận cao, bà C thường trộn lẫn hàng giả vào hàng thật để bán.

Trường hợp 6. Là chủ của một xưởng gỗ, ông T thường chậm trả lương cho Công nhân theo đúng hợp đồng lao động.

Trường hợp 7. Mặc dù, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng ông H vẫn cố gắng trả lương công nhân đúng hạn.

Trường hợp 8. Bà B mở cửa hàng thịt lợn sạch. Nhưng thực tế, bà vẫn lấy thịt bị bệnh, không rõ nguồn gốc để bán.

Trường hợp 9. Chị P và chị C chung nhau mở cửa hàng bán rau. Nhiều lần, chị C đề nghị nhập thêm rau không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, màu sắc tươi mới nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị P nhất quyết không đồng ý.

Trường hợp 10. Bố hứa đến sinh nhật sẽ đưa hai anh em N đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình. N buồn lắm vì nghĩ bố không giữ lời hứa.

Trường hợp 11. K hứa với cô giáo chủ nhiệm sẽ giúp đỡ H học toán. Vì thế, những bài tập nào H không làm được, Kđều làm hộ và đưa cho H chép.

Trường hợp 12. Ông V là giám đốc một công ty. Vì thế, nhiều người tìm đến nhờ ông giúp đỡ. Những lúc ấy, ông thường động viên, an ủi và hứa sẽ giúp họ. Mặc dù, ông biết chắc không thể làm được việc đó.

Trả lời

- Trường hợp 1. Bạn M không giữ chữ tín, vì: bạn đã không thực hiện đúng những gì đã hứa với mẹ.

- Trường hợp 2. Bạn H đã giữ chữ tín, vì: H dù bị ốm nhưng vẫn nhờ em trai mang truyện sang trả N, giữ đúng lời hứa với N.

- Trường hợp 3. Bạn S không giữ chữ tín, vì: S đã không thực hiện đúng lời hứa với cô giáo chủ nhiệm.

- Trường hợp 4. Bạn N không giữ chữ tín, vì: N đã không hoàn thành công việc được phân công.

- Trường hợp 5. Bà C không giữ chữ tín trong kinh doanh, vì: bà đã trộn hàng giả vào hàng thật để bán kiếm lời. Hành động này của bà C vừa thất tín với đối tác kinh doanh (đơn vị sản xuất hàng hóa thật); vừa thất tín với khách hàng, mặt khác, còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống của khách hàng.

- Trường hợp 6. Ông T không giữ chữ tín, vì: ông đã không thực hiện đúng giao kết của mình (chủ xí nghiệp) với công ngân (người lao động) như đã ghi trong hợp đồng lao động.

- Trường hợp 7. Ông H là người biết giữ chữ tín, vì: ông đã giữ đúng hạn trả lương cho công nhân

- Trường hợp 8. Bà B không giữ chữ tín trong kinh doanh, vì: bà đã lấy lấy thịt bị bệnh, không rõ nguồn gốc để bán dưới danh nghĩa thịt lợn sạch. Hành động của bà B đã thất tín với khách hàng, mặt khác, còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống của khách hàng.

- Trường hợp 9. 

+ Chị C không giữ chữ tín trong kinh doanh, vì chị có ý định nhập sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bán nhằm thu lợi bất chính.

+ Chị P là người giữ chữ tín trong kinh doanh, vì chị kiên quyết bán hàng hóa có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Trường hợp 10. Bố tuy không giữ lời hứa đưa hai anh em N đi chơi công viên, nhưng hai anh em N cũng nên thông cảm cho bố, vì bố phải đi công tác đột xuất.

- Trường hợp 11. K muốn giữ chữ tín với cô giáo nhưng bạn đã làm sai cách. Hành động của K khi đưa bài của mình cho H chép không phải là giúp H vì điều này sẽ khiến H ngày càng ỷ lại, thụ động trong học tập.

- Trường hợp 12. Ông V không giữ chữ tín vì: ông đã hứa giúp đỡ mọi người nhưng không thực hiện lời hứa đó.

Xem thêm tài liệu Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả