Trình bày khái quát diễn biến, kết quả, ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (Thế kỉ XIII).
534
31/08/2023
Luyện tập 1 trang 68 Lịch Sử lớp 7: Trình bày khái quát diễn biến, kết quả, ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (Thế kỉ XIII).
Trả lời
a. Diễn biến chính của 3 lần chống Mông - Nguyên
- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258)
+ Ngày 17/1/1258, Ngột Lương Hợp Thao dẫn 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào vùng Bình Lệ Nguyên của Đại Việt.
+ Vua Trần Thái Tông ra trận, trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu, sau đó chủ động cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng.
+ Ngày 21/1/1258, triều đình nhà Trần tạm rời kinh thành Thăng Long. Nhân dân Thăng Long thực hiện kế sách “thanh dã”.
+ Quân Mông Cổ tiến vào kinh thành Thăng Long gặp cảnh vườn không, nhà trống, bị lâm vào tình cảnh không có lương thực và gặp nhiều khó khăn.
+ Ngày 29/1/1258, quân dân nhà Trần tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
- Cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285)
+ Cuối tháng 1/1285, quân Nguyên tiến đánh Đại Việt từ nhiều phía: Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân từ Trung Quốc tiến vào; Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa , Thanh Hoá đánh ra,…
+ Từ đầu tháng 2/1285, trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long (Hà Nội), rồi rút lui về Thiên Trường để củng cố lực lượng, chớp thời cơ phản công.
+ Tháng 3 đến tháng 4/1285, nhân dân thực hiện kế sách “thanh dã”; phối hợp với triều đình chống giặc khắp nơi khiến quân Nguyên rơi vào tình thế khó khăn
+ Tháng 5 đến 6/1285, quân dân nhà Trần tổ chức phản công, thắng lợi lớn ở Tây Kết (2 lần), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội),… Toa Đô Tử trận, Thoát Hoan bỏ chạy.
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba (1287 - 1288)
+ Tháng 12/1287, Thoát Hoan dẫn 30 vạn quân theo đường bộ từ Trung Quốc vào Đại Việt. Ô Mã Nhi chỉ huy hơn 600 chiến thuyền theo đường thuỷ đổ bộ vùng biển Đông Bắc. Tiếp theo sau là đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy.
+ Tháng 1/1288, Thoát Hoan cùng đại quân tiến vào Thăng Long, gặp cảnh “Vườn không nhà trống”. Quân Nguyên tiến đánh các căn cứ của vua Trần, lùng bắt vua Trần nhưng thất bại.
+ Tháng 2/1288, Trần Khánh Dư cho quân mai phục, tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
+ Từ tháng 3/1288, nhà Trần tổ chức phản công ở nhiều nơi và giành thắng lợi quyết định trên sông Bạch Đằng.
b. Kết quả: Thắng lợi
c. Ý nghĩa:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Nâng cao vị thế của Đại Việt.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
- Góp phần làm suy yếu đế quốc Mông - Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; làm phong phú nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)
Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)