Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ khi A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể. B. Tổ chức Hiệp ước Vácsava ngừng hoạt động. C. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã. D. Mĩ và L

Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ khi

A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể.
B. Tổ chức Hiệp ước Vácsava ngừng hoạt động.
C. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã.
D. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh

Trả lời

 

Trật tự hai cực Ianta là trật tự thế giới mới do Liên Xô là Mĩ thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trật tự này đã chi phối các mối quan hệ quốc tế trong khoảng 40 năm từ 1945 - 1991. Trật tự hai cực Ianta chia thế giới thành hai phe do hai siêu cường đứng đầu mỗi phe. Mĩ đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa, Liên Xô đúng đầu phe xã hội chủ nghĩa. Hai phe này đối đầu gay gắt với nhau gây nên tình trạng Chiến tranh lạnh. Tuy đến năm 1989, hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đã tuyên bố ngừng Chiến tranh lạnh nhưng trật tự này chỉ thực sự tan rã khi một trong hai cực không còn nữa. Khi cực Liên Xô tan rã, trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

Cách khác: Học sinh dựa vào phương pháp phân tích, loại trừ. Trật tự hai cực Ianta là sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là Mĩ và Liên Xô. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava chỉ thể hiện mặt kinh tế và quân sự trong thế đối đầu này, không phải đại diện cho cả cục diện nên việc hai tổ chức này ngừng hoạt động và giải thể không đại biểu cho sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là tuyên bố ngừng tình trạng chạy đua vũ trang, tuy nhiên mục tiêu của hai phe, hai cường quốc không thay đổi.

Vậy chỉ còn lại phương án là chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã, khi một cục không còn nữa, một phe không còn là hệ thống thế giới thì phe còn lại không còn đối trọng. Trật tự hai cực, hai phe sụp đổ.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả