Theo em, hành vi, việc làm của các chủ thể trong những tình huống dưới đây là tuân thủ hay vi phạm nguyên tắc của pháp luật lao động? Vì sao?

Theo em, hành vi, việc làm của các chủ thể trong những tình huống dưới đây là tuân thủ hay vi phạm nguyên tắc của pháp luật lao động? Vì sao?

- Tình huống a. Công ty Q nợ lương hàng trăm công nhân vệ sinh môi trường 4 tháng mặc dù các công nhân này đã nhiều lần cử đại diện và có đơn đề nghị công ty thanh toán nhưng đều không được đáp ứng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao cho các cơ quan chức năng xử lí, buộc Công ty Q phải nhanh chóng thanh toán đầy đủ số tiền lương còn nợ cho công nhân.

- Tình huống b. Công ty X đã kí với ông V một hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Sau khi làm việc được 4 năm thi ông V nhận được một văn bản của Công ty X thông báo chấm dứt hợp đồng lao đồng với ông mà không nêu rõ lí do. Không đồng ý với quyết định trên, ông V nhiều lần khiếu nại yêu cầu công ty giải thích nhưng không nhận được phản hồi nên ông quyết định khởi kiện công ty ra Toà án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Toà án có thẩm quyền đã xét xử vụ kiện và tuyên án: Do công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nên phải bồi thường thiệt hại cho ông V 1,5 tỉ đồng.

- Tình huống c. Chị H là lao động của Doanh nghiệp N đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định phạt 700 000 đồng do không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp trong quá trình lao động.

Trả lời

* Tình huống a)

- Hành vi nợ lương công nhân của công ty Q là vi phạm nguyên tắc của pháp luật lao động. Vì:

+ Theo quy định tại Điều 94 Bộ Luật Lao động năm 2019: người sử dụng lao động phải trả lương đầy đủ, trực tiếp, đúng hạn cho người lao động hoặc trả lương cho người được người lao động ủy quyền trong trường hợp người lao động không thể nhận trực tiếp.

+ Theo quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ Luật Lao động năm 2019: trong trường hợp vì lý do bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm,… mà người sử dụng lao động không thể trả lương đúng hạn dù đã tìm mọi biện pháp để khắc phục thì được chậm trả lương cho người lao động không quá 30 ngày.

=> Như vậy, căn cứ theo quy định này, pháp luật cho phép người sử dụng lao động được chậm trả lương cho người lao động nếu vì lý do bất khả kháng nhưng tối đa không quá 30 ngày. Do đó, việc công ty Q nợ lương 4 tháng chưa thanh toán cho nhân viên là vi phạm pháp luật.

- Hành vi của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng đã thực hiện đúng nguyên tắc bảo vệ người lao động của pháp luật lao động.

* Tình huống b)

- Hành vi của công ty X đã vi phạm nguyên tắc của pháp luật lao động. Vì:

+ Theo quy định của pháp luật: người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số trường hợp nhất định; khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động cần đưa ra lý do và báo trước cho người lao động trong một khoảng thời gian nhất định (được nêu rõ trong Điều 36 Bộ Luật Lao động năm 2019).

+ Áp dụng vào trường hợp này: công ty X đã thông báo chấm dứt hợp đồng lao đồng với ông V mà không nêu rõ lí do => hành vi này vi phạm quy định của pháp luật.

- Hành vi của ông X và Toà án đã thực hiện đúng đúng nguyên tắc bảo vệ người lao động của pháp luật lao động.

* Tình huống c)

- Hành vi của chị H (không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân) đã vi phạm nguyên tắc của pháp luật lao động. Vì: theo quy định tại điểm c) khoản 2 điều 5 Bộ Luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về an toàn lao động.

- Hành vi của doanh nghiệp N (cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động) là đúng nguyên tắc của pháp luật lao động. vì: theo quy định tại điểm d) khoản 2 điều 6 Bộ Luật Lao động năm 2019: người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về an toàn lao động.

- Hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ra quyết định phạt chị H 700.000 đồng) là đúng nguyên tắc bảo vệ người sử dụng lao động của pháp luật lao động.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả