Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi: - Tình huống a. Chị Y đã kí hợp đồng lao động với Doanh nghiệp tư nhân S.

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

- Tình huống a. Chị Y đã kí hợp đồng lao động với Doanh nghiệp tư nhân S. Theo hợp đồng này, mức lương chị Y được hưởng vừa bằng mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định ở thời điểm hợp đồng được kí kết. Sau khi chị làm việc được 1 năm thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động cao hơn mức lương chị Y đang được nhận nhưng doanh nghiệp lại không điều chỉnh lương cho chị.

1/ Theo em, việc không điều chỉnh lương cho chị Y của Doanh nghiệp tư nhân S có vi phạm nguyên tắc bảo vệ người lao động không? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cho chị Y cách thức để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình tại doanh nghiệp.

- Tình huống b. Chị K là người lao động của Công ty C. Do thực hiện không đúng quy định pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động nên đã bị thương trong khi làm việc và làm hỏng thiết bị của công ty. Xác định lỗi trong vụ việc này thuộc về chị C nên công ty đã ra quyết định yêu cầu chị phải bồi thường thiệt hại. Chị C không đồng ý với quyết định này và còn yêu cầu công ty phải bồi thường cho thương tật của chị.

1/ Theo em, việc chị K thực hiện không đúng quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và làm hỏng thiết bị của công ty có vi phạm nguyên tắc bảo vệ người sử dụng lao động không? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cho Giám đốc công ty cách xử lí đối với yêu cầu của chị K?

Trả lời

* Trả lời câu hỏi tình huống a)

- Yêu cầu số 1: việc doanh nghiệp S không điều chỉnh lương cho chị Y là vi phạm nguyên tắc bảo vệ người lao động. Vì: theo khoản 2 điều 90 Bộ Luật Lao động: mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do chính phủ quy định.

- Yêu cầu số 2: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị Y cần:

+ Tiến hành khiếu nại (Khiếu nại lần đầu đến doanh nghiệp về việc tiền lương được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; khiếu nại lần 2 tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính trong trường hợp: không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của doanh nghiệp; hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết).

+ Chị Y cũng có thể tiến hành nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài lao động mà không cần tiến hành việc khiếu nại hoặc trong quá trình khiếu nại (bao gồm cả lần đầu và lần hai) nếu không đồng ý với quyết định giải quyết nại hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại.

* Trả lời câu hỏi tình huống b)

- Yêu cầu số 1: việc chị K thực hiện không đúng quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và làm hỏng thiết bị của công ty đã vi phạm nguyên tắc bảo vệ người sử dụng lao động. Vì:

+ Theo quy định tại điểm c) khoản 2 điều 5 Bộ Luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động.

+ Điều 129 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định: Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

- Yêu cầu số 2: Giám đốc công ty K nên:

+ Yêu cầu chị K tường trình lại vụ việc bằng văn bản.

+ Tiến hành họp với chị K để phân tích: nguyên nhân dẫn đến tai nạn; lỗi sai và trách nhiệm của chị K trong vụ việc và thống nhất với chị K về mức độ, chi phí bồi thường. Trong quá trình họp, cần làm rõ, trao đổi cụ thể các quy định của pháp luật để chị K nhận thức được rõ lỗi sai và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.

+ Nếu sau quá trình họp, chị K vẫn kiên quyết không chấp nhận bồi thường cho công ty, công ty có thể tiến hành khởi kiện chị K.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả