Suy nghĩ về câu cách ngôn: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.”.

Suy nghĩ về câu cách ngôn: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.”.

Trả lời

a) Chuẩn bị

- Tìm hiểu đề bài để biết các thông tin chính trước khi viết:

+ Trọng tâm cần làm rõ: Sống tích cực sẽ hạn chế được tiêu cực.

+ Kiểu văn bản chính: nghị luận.

+ Phạm vi dẫn chứng: dẫn chứng thực tế (con người, sự việc) và thơ văn liên quan.

- Đọc kĩ các nội dung nêu lên ở mục 1. Định hướng.

- Tìm các tư liệu liên quan đến đề tài đã xác định (bài viết, tranh ảnh và thông tin, những câu chuyện,…)

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.” nghĩa là thế nào?

→ “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.” nghĩa là khi bạn suy nghĩ và hướng mình tới những điều tốt đẹp, thì những u ám, xấu xa, khó khăn hay thời kì tăm tối kia sẽ bị đẩy lùi, quên lãng và chìm vào quá khứ.

+ Tại sao cứ hướng về Mặt Trời, bóng tối lại ngả phía sau lưng bạn?     

→ Cứ hướng về Mặt Trời, bóng tối ngả phía sau lưng bạn là miêu tả sự thật hiển nhiên khi bạn hướng mình về phía ánh sáng thì bóng của bạn sẽ ngả về sau.

+ Điều đó được thực hiện cụ thể như thế nào?

Khi ta luôn hướng về những điều tốt đẹp thì tự bản thân sẽ hoàn thiện hơn, ít đi những bóng tối. Ví dụ: Trong công việc nhiều khi ta gặp vô vàn khó khăn thâm chí là thất bại điều quan trọng là ta phải có niềm tin đứng lên khi vấp ngã.

+ Câu cách ngôn trên có giá trị gì?

→ Có giá trị về bài học nhận thức và hành động: luôn hướng về những gì tốt đẹp, rèn luyện ý chí, sống lạc quan, nhân ái hơn.

 - Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở bài

Nêu vấn đề bằng một trong các cách: phản đề, so sánh, đặt câu hỏi,…

Thân bài

Giải quyết vấn đề:

+ Giải thích câu cách ngôn bằng cách đặt câu hỏi: Là gì? Tại sao?

+ Phân tích: Biểu hiện như thế nào?

+ Chứng minh: Bằng chứng cụ thể là gì?

+ Bình luận: Có giá trị và tác động gì?

Kết bài

Tổng hợp vấn đề một trong các cách: tóm lược, phát triển, vận dụng, liên tưởng,…

c) Viết

Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý trên. Trong khi viết, các em cần chú ý:

- Mở bài: Nêu vấn đề (luận đề).

- Thân bài:

+ Gồm các đoạn văn, nêu các ý lớn (luận điểm) làm sáng tỏ cho luận đề:

 

+ Các luận cứ (a, b, c,…) trong mỗi đoạn làm rõ cho luận điểm. Ví dụ:

Đoạn 1: (Luận điểm1)

 

Đoạn 2: (Luận điểm 2)

- Kết bài: Tổng hợp các ý đã nêu.