Sự biến đổi về cơ cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là hệ quả từ A. việc du nhập lối sống nước ngoài. B. sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa. C. nh
8
09/11/2024
Sự biến đổi về cơ cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là hệ quả từ
A. việc du nhập lối sống nước ngoài.
B. sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa.
C. những biến đổi trong cơ cấu kinh tế.
D. sự suy thoái đạo đức phong kiến.
Trả lời
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, những biến đổi trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam dẫn đến sự ra đời của một số giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản).
Cách khác: Học sinh sử dụng phương pháp suy luận. Biến đổi về cơ cấu giai cấp nghĩa là phát sinh thêm những giai cấp mới, giai cấp cũ cũng có sự thay đổi. Điều gì là cơ sở để phân biệt giai cấp này với giai cấp khác? Đó là địa vị xã hội, là tài sản mà họ sở hữu, là cách thức họ lao động để duy trì cuộc sống. Vậy, điều gì đã tác động để làm cho mỗi người có địa vị khác nhau, có tài sản khác nhau? Đó chính là kinh tế. Vậy cơ cấu giai cấp trong xã hội biến đổi là do những biến đổi trong cơ cấu phong kiến.
Cách khác: Dùng phương pháp phân tích, loại trừ. Việc du nhập lối sống nước ngoài chỉ làm thay đổi thói quen, quan điểm chứ không làm cho một người từ nông dân trở thành công nhân, từ tiểu tư sản thành tư sản.. Sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa là yếu tố về chính trị, xã hội không làm thay đổi cơ cấu giai cấp. Sự suy thoái đạo đức phong kiến làm cho những giai cấp cũ từ bỏ những thói quen, đạo đức,... đây là vấn đề mang tính văn hóa không phải xã hội.