Phân tích nét độc đáo của các từ ngữ được sử dụng trong câu thơ: Dốc lên khúc khuỷu
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích nét độc đáo của các từ ngữ được sử dụng trong câu thơ:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
(Quang Dũng)
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích nét độc đáo của các từ ngữ được sử dụng trong câu thơ:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
(Quang Dũng)
- Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” có những nét độc đáo sau trong cách sử dụng từ ngữ:
+ Điệp từ “dốc” được đặt ở đầu hai vế gợi cảm giác những con đường dốc nối tiếp nhau.
+ Từ ngữ giàu chất tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm diễn tả sự hiểm trở và độ cao ngất trời của núi rừng Tây Bắc.
+ Từ láy thăm thẳm vốn được dùng chỉ độ sâu hay xa đến mức hút tầm mắt, nhìn không thấy đâu là cùng là tận. Từ “thăm thẳm” khi kết hợp với từ “dốc” gợi cảm giác dốc lên hoặc xuống sâu hun hút, không thể nhìn thấy đỉnh hay đáy, địa hình dốc dựng đứng.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học