Đọc các câu sau: a1. Chàng lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ, cúi mình nhìn ra phía ao
247
30/06/2023
Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đọc các câu sau:
a1. Chàng lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ, cúi mình nhìn ra phía ao. (Thạch Lam)
a2. Chàng cúi mình nhìn ra phía ao, lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ.
b1. Thanh lách cách cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. (Thạch Lam)
b2. Thanh nhẹ nhàng bước vào, lách cách cửa gỗ để khép.
c1. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. (Thạch Lam)
c2. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân của Nga xinh xắn, ngày nào, đi trên đó.
Câu a2, b2, c2 đã thay đổi trật tự từ so với câu a1, b1, c1. Việc thay đổi như vậy có phù hợp không? Vì sao?
Trả lời
- Cặp câu a1 và a2: Trong câu a2 việc sắp xếp trật tự các hành động không hợp lí (không thể xếp “cúi mình nhìn ra phía ao” trước “lẳng lặng ngồi dậy”) khiến câu sai lô-gic.
- Cặp câu b1 và b2: Trong câu b2 việc sắp xếp các hành động không theo một trật tự họp lí khiến câu sai lô-gic. Do vậy, việc thay đổi trật tự từ như ở cầu b2 là không hợp.
- Cặp câu c1 và c2: “Xinh xắn” trong câu c1 được Thạch Lam dùng để bổ sung ý nghĩa cho “hai bàn chân”, tuy nhiên trong câu c2 từ ngữ này lại được sắp xếp theo cách bổ sung ý nghĩa cho “Nga”. Câu c1 trong VB Dưới bóng hoàng lan vốn được Thạch Lam sử dụng để miêu tả những cảm nhận của Thanh khi đi dạo trong vườn nhà, đặc biệt gọi nhớ những kí ức đẹp đẽ của Thanh về Nga. Do đó cách sắp xếp trật tự từ như trong câu c1 mới phù hợp với nội dung miêu tả. Còn cách sắp xếp trật tự từ như trong câu c2 lại khiến nội dung miêu tả cảm nhận của nhân vật Thanh mất đi vẻ kín đáo, ý nhị ban đầu. Vì vậy, cách thay đổi trật tự từ ấy không thể chấp nhận được.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tây Tiến
Dưới bóng hoàng lan
Thực hành tiếng Việt trang 14
Nắng mới
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học