Câu hỏi:

12/04/2024 9

Phân tích một số thành công nghệ thuật của bài văn tế (nghệ thuật sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, đối,...).

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ :

+ Các động từ mạnh : Hành động: đạp, xô, đấm, đánh, đâm, chém,.. Sử dụng một loạt các động từ gợi sức mạnh, tư thế hiên ngang, tinh thần quả cảm của nghĩa sĩ.

+ Từ láy "cui cút" tái hiện cuộc sống chịu khó, lam lũ, bao lo toan, vất vả nhưng vẫn nghèo túng của những người nông dân. “vấy vá”, “bòng bong”,...một loạt từ láy tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

- Biện pháp tu từ

+ Liệt kê : “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy,...tập mác, tập cờ.” – nhấn mạnh các công việc thường ngày của người nông dân khác xa so với những bài tập luyện chiến trận. Nổi rõ người nông dân chất phác, cả một đời chưa động đến giáo mác.

+ So sánh : “Chưa ắt còn danh nổi như phao...mất tiếng vang như mõ” ; “trông tin quan như trời hạn trông mưa”, tăng giá trị biểu cảm, cụ thể hóa hình ảnh.

- Đối :

+ “Súng giặc đất rền” – “Lòng dân trời tỏ” : phác họa khung cảnh dữ dội. Đối lập giữa thế lực xâm lược hung bạo với vũ khí tối tân và ý chí chiến đấu của nhân dân.

+ “..việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy,..” – “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ” : Nhấn mạnh đến sự đối lập giữa công việc hàng ngày của người nông dân và công việc của những chiến sĩ chiến đấu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ “nhục” và “vinh” trong cuộc sống.

Xem đáp án » 12/04/2024 29

Câu 2:

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tái hiện như thế nào trong phần Thích thực của bài văn tế? (Chú ý hình ảnh của họ trong sinh hoạt đời thường, khi kẻ thù xâm phạm đất nước, trong “trận nghĩa đánh Tây”).

Xem đáp án » 12/04/2024 15

Câu 3:

Tiếng khóc trong bài văn tế có sự cộng hưởng nhiều nguồn cảm xúc. Đó là những cảm xúc nào ?

Xem đáp án » 12/04/2024 14

Câu 4:

Chú ý tình cảm, tâm nguyện người còn sống đối với người đã hi sinh.

Xem đáp án » 12/04/2024 11

Câu 5:

Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi luỵ không? Vì sao?

Xem đáp án » 12/04/2024 11

Câu 6:

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu một bài văn tế, các em cần chú ý:

+ Kết cấu văn bản có mấy phần, người được nói đến trong bài văn tế là ai, được tái hiện như thế nào?

+ Người đứng tế là ai, bộc lộ thái độ, tình cảm gì?

+ Từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu có gì đặc sắc?

+ Chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài văn tế là gì?

- Đọc trước bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tìm hiểu những từ ngữ khó, những điển cố được sử dụng trong văn bản.

- Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc giúp cho việc đọc hiểu tác phẩm.

Xem đáp án » 12/04/2024 10

Câu 7:

* Nội dung chính: Tác phẩm là một bài văn tế, được viết để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Tác phẩm kể lại chiến công, sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, lòng kính trọng, biết ơn của người ở lại đối với người đã khuất. Trong cái bi kịch lớn ấy, nổi bật lên tinh thần bất khuất của nhân dân Nam Bộ và lí tưởng cao đẹp của nghĩa sĩ Cần Giuộc - những người sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

Chú ý hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc sống đời thường. (ảnh 1)

Chú ý hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc sống đời thường.

Xem đáp án » 12/04/2024 10

Câu 8:

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được miêu tả như thế nào trong chiến đấu ?

Xem đáp án » 12/04/2024 8

Câu 9:

Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn, hãy xác định bố cục và nêu ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Xem đáp án » 12/04/2024 8

Câu 10:

Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?

Xem đáp án » 12/04/2024 8

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »