Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc do 2 cặp gen không alen (A, a; B, b) phân li độc lập quy định. Kiểu gen có mặt của hai loại alen

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc do 2 cặp gen không alen (A, a; B, b) phân li độc lập quy định. Kiểu gen có mặt của hai loại alen trội A và B quy định kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có 1 loại alen trội (A hoặc B) quy định kiểu hình hoa hồng, kiểu gen không có hai loại alen trội A và B quy định kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao thân do 1 gen có 2 alen (D, d) quy định, kiểu gen có mặt của alen trội D quy định kiểu hình thân cao, kiểu gen không có alen trội D quy định kiểu hình thân thấp. Cho cây hoa đỏ, thân cao dị hợp tử về 3 cặp gen trên (cây X) giao phấn với cây hoa hồng, thân cao (cây Y), ở thế hệ F1 thu được: 30% cây hoa đỏ, thân cao: 7,5% cây hoa đỏ, thân thấp : 36,25% cây hoa hồng, thân cao : 13,75% cây hoa hồng, thân thấp : 8,75% cây hoa trắng, thân cao : 3,75% cây hoa trắng, thân thấp. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của tính trạng không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Cây X có kiểu gen là Ad//aD Bb và hoán vị gen xảy ra với tần số 40%.

II. Cho cây Y tự thụ phấn, ở đời con tỉ lệ các cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 1/4.

III. Cho cây X lai phân tích, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/20.

IV. Trong tổng số cây hoa hồng, thân cao ở F1, cây mang kiểu gen dị hợp tử 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 12/25

A. 1
B. 2  
C. 3
D. 4

Trả lời

Cách giải:

Qui định gen: A-B-: đỏ, A-bb, aaB- : hồng, aabb: trắng; D: cao, d: thấp.

P giao phấn: Cao, đỏ x Cao, hồng; F1 ≠ (3 đỏ : 4 hồng : 1 trắng) (3 cao : 1 thấp) ≠ di truyền liên kết →P (cây

X) dị hợp 3 cặp gen, nằm trên 2 cặp NST khác nhau, có hoán vị gen.

KG P: AaBb, Dd (cây X) x Aabb, Dd (cây Y) hoặc AaBb, Dd (cây X) x aaBb, Dd (cây Y). Vì vai trò A và B

ngang nhau, nên ta chỉ xét một trường hợp là KG P: AaBb, Dd (cây X) x Aabb, Dd (cây Y)

* Giả sử ở P, 2 cặp gen Aa và Dd nằm trên cùng 1 cặp NST. P: AaDd, Bb (cây X) x AaDd, bb (cây Y).

- F1 có đỏ, cao: (A-B-D-) = 0,3   A-D- = 0,6   A-dd = aaD- = 0,15, aadd = 0,1.

→ theo lí thuyết F1 có hồng, cao (A-D-bb + aaD-B-) = 0,6×12+0,15×12=0,375 (khác đề bài cho tỉ lệ hồng

cao là 36,25%) Loại trường hợp 2 cặp gen Aa và Dd nằm trên cùng 1 cặp NST → I sai.

* Giả sử ở P, 2 cặp gen Bb và Dd nằm trên cùng 1 cặp NST. P: Aa, BbDd (cây X) x Aa, bbDd (cây Y)

F1 có cao, đỏ (A-B-D-) = 0,3  B-D- = 0,4  B-dd = 0,1; bbD- = 0,35; bbdd = 0,15.

(B- D- = 0,25 + x; B-dd = 0,25 – x; bbD- = 0,5 – x; bbdd = x)

→ theo lí thuyết F1 có hồng, cao (A-bbD- + aaB-D-) = 0,35×34+0,4×14=0,3625 (đúng đề bài)

→ 2 cặp gen Bb và Dd nằm trên cùng 1 cặp NST.

bb,dd = 0,15 = 0,3 bd x 0,5 bd KG (P) là AaBDbd(f=0,4) (cây X) x AaBDbd(cây Y).

* Cho cây Y tự thụ phấn, AabDbd(cây Y) x AabDbd(cây Y) ở đời con tỉ lệ các cá thể mang kiểu gen đồng hợp

tử  AAbDbD+AAbdbd+ aabDbD+ aabdbd=12×12=14=> II đúng.

* Cho cây X lai phân tích, AaBDbd(f=0,4)(cây X) x  aa bdbd ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen  aabdbd=1/2×0,3×1=3/20 => III đúng.

* Trong tổng số cây hoa hồng, thân cao ở F1, cây mang kiểu gen dị hợp tử 1 cặp gen

AAbDbd+AabDbD+ aa BDbD=14×0,25+24×0,1+14×0,150,3625=1229. Suy ra, IV sai.

Chọn B.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả