Nhà trường triển khai các phong trào giảm thiểu rác thải nhựa, sử dụng vật liệu có thể tái
232
07/09/2023
Bài 17 trang 55 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhà trường triển khai các phong trào giảm thiểu rác thải nhựa, sử dụng vật liệu có thể tái chế làm đồ dùng học tập,... Tuy nhiên, một số học sinh khác vẫn duy trì thói quen sử dụng đồ bằng nhựa dùng một lần, mua các đồ ăn vặt không đảm bảo, đồ chơi không lành mạnh, chi tiêu lãng phí.
a) Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của các học sinh trong trường hợp trên?
b) Nếu là bạn của các học sinh đó, em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào để các bạn thay đổi hành vi tiêu dùng của mình?
Trả lời
♦ Yêu cầu a) Em không đồng tình với việc làm của các học sinh trong trường hợp trên, vì:
+ Việc sử dụng đồ bằng nhựa dùng một lần sẽ gây tác hại lớn đối với môi trường sinh thái
+ Việc mua các đồ ăn vặt không đảm bảo, đồ chơi không lành mạnh vừa gây tốn kém chi phí vừa ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bản thân.
♦ Yêu cầu b) Nếu là bạn của các học sinh đó, em sẽ đưa ra lời khuyên: các bạn nên thay đổi thói quen tiêu dùng của mình trong đó nên chú tróng đến yếu tố “xanh” (thân thiện với môi trường” và tính “an toàn”, “hợp lí”.
Xem thêm giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo