♦ Yêu cầu số 1: Để xây dựng văn hoá tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng, nhà nước Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với các hoạt động trọng tâm là:
- Tuyên truyền; rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của bộ, ngành, địa phương.
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.
- Xử lí nghiêm các hành vi gian lận thương mại, vận chuyển, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Khảo sát việc: đăng kí nhãn hàng Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất; hoạt động tạm nhập tái xuất; việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp bán lẻ về tỉ lệ hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, về tỉ trọng hàng Việt trong các trung tâm thương mại, chợ truyền thống,...
- Tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng.
- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
♦ Yêu cầu số 2:
- Mục đích:
+ Khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam;
+ Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng Việt trên thị trường.
+ Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh cho thương hiệu Việt.
- Ý nghĩa: góp phần xây dựng văn hoá sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Việt Nam.
♦ Yêu cầu số 3:
- Trường hợp 1. Để góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng, công ty M đã:
+ Đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.
+ Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội.
- Trường hợp 2. Để góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng, chị T đã:
+ Sử dụng túi vải thay cho túi ni-lông.
+ Ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam cung ứng.
+ Mua các sản phẩm hàng hóa phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu của gia đình, tốt cho sức khỏe, thân thiện với môi trường.
+ Vận động người thân và bạn bè sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.