Người xưa đã tính đường kính thân cây theo quy tắc “quân bát, phát tam, tồn ngũ, quân nhị”, tức là lấy chu vi thân cây

Vận dụng 1 trang 30 Toán 7 Tập 1Người xưa đã tính đường kính thân cây theo quy tắc “quân bát, phát tam, tồn ngũ, quân nhị”, tức là lấy chu vi thân cây chia làm 8 phần bằng nhau (quân bát); bớt đi ba phần (phát tam) còn lại 5 phần (tồn ngũ) rồi chia đôi kết quả (quân nhị). Hãy cho biết người xưa đã ước lượng số π bằng bao nhiêu.

Trả lời

Gọi chu vi thân cây và đường kính thân cây lần lượt là C và d.

Ta đã biết thân cây là hình tròn, khi đó công thức tính chu vi của thân cây là:

C = d.π suy ra π = C : d.

Theo quy tắc “quân bát, phát tam, tồn ngũ, quân nhị” thì chu vi thân cây chia làm 8 phần, bớt đi 3 phần còn lại là 5 phần, rồi chia đôi kết quả ta sẽ tính được đường kính của thân cây.

Do đó khi chia chu vi thân cây thành 8 phần thì ta được mỗi phần chu vi của thân cây là C8, phần chu vi thân cây bớt đi ba phần là 3C8, và 5 phần chu vi thân cây còn lại là 5C8 

Chia đôi kết quả thu được ở trên thì đường kính thân cây là: d=5C8:2=5C8.12=5C16.

Khi đó số π bằng: π  = C : d = C:5C16=C.165C=165.

Vậy người xưa đã ước lượng số π bằng 165.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 1 trang 25

Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn

Bài 6: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

Bài 7: Tập hợp các số thực

Luyện tập chung trang 38

Bài tập cuối chương 2 trang 39

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả