Nêu và lí giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ
567
29/11/2023
Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Nêu và lí giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Trả lời
|
Thu hứng và Thu điếu
|
Đây mùa thu tới
|
Cảnh
|
Bức tranh thu được tạo dựng từ những chi tiết tiêu biểu, điển hình nhất của mùa thu.
- Trong Thu điếu: vẻ đẹp làng cảnh với màu xanh của bầu trời, tre trúc, mặt nước.
- Trong Thu hứng: vẻ đẹp hùng vĩ, hắt hiu của nơi biên ải.
|
Vẻ đẹp gợi cảm của mùa thu. Đặc biệt, cảnh thu được miêu tả trong bước đi của thời gian. Với Xuân Diệu, mùa thu đang đến cũng là mùa thu đang qua đi. Cái rét mướt trong Đây mùa thu tới là ở trong cách thụ cảm thế giới theo bước đi thời gian của Xuân Diệu.
|
Tình
|
Trầm buồn gắn với những xúc cảm đau thương khi nghĩ về thời cuộc.
|
Âu lo trước sự biến dịch của thời gian và nồng nàn với khao khát sống, kết đôi.
|
Ngôn ngữ
|
Ngôn ngữ hàm súc – điêu luyện; thể thơ cổ điển tạo sự trang trọng, uy nghi.
- Với Thu điếu là cách dùng vần hóc hiểm, cách sử dụng các từ láy, sự lựa chọn từ ngữ rất tinh tế mà tự nhiên như lời nói thường.
- Với Thu hứng là biện pháp rút gọn để làm nên sự hàm súc, đa nghĩa của lời thơ.
|
Ngôn ngữ vừa có sự hàm súc điêu luyện vừa có sự tân kì do những ảnh hưởng từ thơ ca phương Tây: cách dùng từ, sử dụng các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Chính điều này đã khiến Đây mùa thu tới có khả năng tạo ra một vẻ đẹp mới cho đề tài mùa thu trong thơ ca Việt Nam.
|
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Truyện ngắn
Bài 6: Thơ
Bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí
Bài 8: Bi kịch
Bài 9: Văn bản nghị luận
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2