Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10, tập một và chỉ ra đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó

Câu 2 trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10, tập một và chỉ ra đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó.

Trả lời

- Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)

- Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki)

* Đặc điểm tiêu biểu

- Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, cố khi được chia thành ba cõi; cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên, ba cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau. Thời gian trong thần thoại là thời gian quá khứ, không được xác định cụ thể.

- Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gần với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.

- Cốt truyện của thần thoại và sử thi là chuỗi sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.

- Nhân vật thần trong thần thoại có ngoại hình và hành động phi thường, có khả năng biến hoá khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đầu chống kẻ thủ và chính phục tự nhiên.

- Trong thần thoại và sử thi, lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.

- Thơ Đường luật: Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)

* Đặc điểm tiêu biểu của thơ Đường luật

Thơ Đường luật là thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hóa Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam). Thể loại này đã được học ở Trung học cơ sở, ở đây lưu ý thêm mấy điểm sau:

- Hình ảnh trong thơ Đường luật thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.

- Trong bài thơ Đường luật, thông thường chỉ gieo một vần và là vẫn bằng cuối các câu 1, 2, 4 (với thơ tứ tuyệt hay còn gọi là tuyệt cú), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bất cú).

- Thơ Đường luật rất chú trọng đối và nghệ thuật đối khá đa dạng. Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận. Các chữ đối nhau phải cùng tĩ oại (cùng danh từ, động từ,...). Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đề về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận. Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.

- Chèo và tuồng: Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham), Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

Đặc điểm tiêu biểu

- Chèo cổ (còn gọi là chào sân đình, chèo truyền thống) thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chèo cổ phần ảnh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến, ca ngợi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người phê phán các thói hư tật xấu; thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn. Những vở chèo cổ đặc sắc gồm: Quan Âm Thị Kinh, Lưu Bình – Dương Lê, Kim Nham, Trương Viên, Từ Thức…

- Chèo cổ là bộ môn nghệ thuật tổng hợp của ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, tạo hình.... Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyền Nam, truyện cười, được các nghệ nhân hoặc nhà sưu tầm, nghiên cứu,… ghi chép lại thành văn bản, trong đó có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và các chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu.

Tuồng là loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc. Tuồng được chia làm hai loại: tuồng cung đình (còn gọi là tuồng thấy, tuồng pho) và tuồng hải (còn gọi là tuồng đồ).

- Tuồng cung đình viết về đề tài trung với vua, đánh giặc bảo vệ đất nước, bảo vệ vương triều; có âm hưởng bi tráng, giàu kịch tính, mâu thuẫn căng thẳng, quyết liệt giữa hai phe trung – nịnh, tốt – xấu.... Có thể kể đến các vở tuồng cung đình tiêu biểu như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân,...

- Tuồng hài viết về các đề tài sinh hoạt, lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực xã hội, có cốt truyện phong phú, gần gũi với cuộc sống của người bình dân xưa. Các vở tuồng hài tiêu biểu: Nghêu, Sò, Ốc, Hến, Trương Ngáo, Trương Đỗ Nhục, Trần Bí....

- Văn bản thông tin và bản tin: Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 (Theo Thế Phương), Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh)

* Đăc điểm tiêu biểu

- Văn bản thông tin tổng hợp là loại văn bản trong đó người viết sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khảo (biểu cảm, tự sự, miêu tả...) Văn bản thông tin tổng hợp có thể trình bày kết hợp nhiều hình thức: chữ, hình ảnh, bảng biểu,…

- Bản tin là một dạng văn bản thông tin, cung cấp tin tức thời sự, thông báo, hướng dẫn cho người đọc, người xem những sự kiện đã, đang và sắp diễn ra. Bản tin thường ngắn gọn, kịp thời, có thể là tin chữ hoặc tin hình kết hợp với chữ dưới hai dạng phổ biến: bản in và bản điện tử

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Viết bài luận về bản thân

Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa

Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok

Hướng dẫn tự học trang 118

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

Tự đánh giá cuối học kì 1

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả