Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập một
168
04/07/2023
Câu 3 trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập một. Xác định các điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.
Trả lời
* Điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10:
- Thơ Đường luật là thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hóa Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam). Thể loại này đã được học ở Trung học cơ sở, ở đây lưu ý thêm mấy điểm sau:
- Hình ảnh trong thơ Đường luật thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.
- Trong bài thơ Đường luật, thông thường chỉ gieo một vần và là vẫn bằng cuối các câu 1, 2, 4 (với thơ tứ tuyệt hay còn gọi là tuyệt cú), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bất cú).
- Thơ Đường luật rất chú trọng đối và nghệ thuật đối khá đa dạng. Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận. Các chữ đối nhau phải cùng tĩ oại (cùng danh từ, động từ,...). Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đề về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận. Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.
* Cách đọc hiểu các văn bản thơ:
- Cần xác định được chủ đề của bài thơ
- Các phép đối, vần, biện pháp nghệ thuật được sử dụng
- Chú ý đến các hình ảnh ẩn dụ, so sánh được sử dụng
- Xác định được tâm tư, tình cảm mà tác giả gửi gắm
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Viết bài luận về bản thân
Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa
Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok
Hướng dẫn tự học trang 118
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1
Tự đánh giá cuối học kì 1