Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn, đoạn văn dưới đây

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn, đoạn văn dưới đây: 

a. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này, ngửi mãi, ...

(Ê- dốp, Hai người bạn đồng hành và con gấu) 

b. Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiến chó thủng thẳng sủa giăng; ...

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) 

c. Bác tai gật đầu lia địa: 

- Phải, phải ...Bác sĩ đi với các cháu!

(Chân, tay, tai, mắt, miệng

d. Những com chim mẹ bay chao chát theo anh Thà về tận nhà, gào thét mãi ...

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) 

đ. Ò ...ó ...o

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về. 

(Sọ Dừa

e. Tôi quắc mắt: 

- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn nữa?

- Thưa anh, thế thì ...hừ hừ ...em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi. 

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) 

Trả lời

a. Dấu chấm lửng thể hiện sự ngập ngừng, ngắt quãng.

b. Dấu chấm lửng thể hiện nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.

c. Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu cho câu văn.

d. Dấu chấm lửng thể hiện cho lời nói còn bỏ dở.

đ. Dấu chấm lửng mô phỏng âm thanh kéo dài.

e. Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Những tình huống hiểm nghèo

Biết người, biết ta

Thực hành tiếng Việt trang 41

Chân, tay, tai, mắt, miệng

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Kể lại một truyện ngụ ngôn

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả