Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh của một đường trượt không ma sát, cách mặt đất một đoạn h như Hình

Bài 17.12 trang 58 SBT Vật lí 10: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh của một đường trượt không ma sát, cách mặt đất một đoạn h như Hình 17.4. Sau khi trượt đến chân đường trượt, vật tiếp tục trượt trên đoạn đường nằm ngang một đoạn s rồi mới dừng lại, ma sát trên đoạn đường nằm ngang là đáng kể.

Sách bài tập Vật lí 10 Bài 17: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Nếu độ cao h ban đầu được nâng lên thì s sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao?

b. Nếu tăng khối lượng của vật thì s sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao?

Trả lời

Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Do bỏ qua ma sát trên đường trượt, cơ năng của vật trên đường trượt được bảo toàn nên động năng tại chân đường trượt là:

Wđ2 = Wt1 = m.g.h

Trên đoạn đường nằm ngang, vật chịu thêm tác dụng của lực ma sát, áp dụng định lí động năng cho quá trình vật trượt trên sàn:

0 Wđ2 = Fms.s.cos1800

s=hμ (*)

Dựa vào biểu thức (*), ta có:

a. Khi tăng độ cao h ban đầu của vật trên đường trượt thì s cũng sẽ tăng.

b. s không đổi vì không phụ thuộc khối lượng của vật.

Xem thêm các bài giải SBT Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 15: Năng lượng và công

Bài 16: Công suất Hiệu suất

Bài 17: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng

Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

Bài 19: Các loại va chạm

Bài 20: Động học của chuyển động tròn

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả