Một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên NST thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80%. Sau

Một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên NST thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80%. Sau một thế hệ tự thụ phấn, thu được F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 35%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở P có tần số alen trội bằng tần số alen lặn.

II. Thế hệ P của quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.

III. Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 75%

IV. Cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở P tự thụ phấn, thu được đời con có 18,75% số cá thể mang kiểu hình lặn.

A. 3
B. 4
C. 2
D. 1

Trả lời

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức giải bài tập di truyền quần thể tự thụ phấn.

Cách giải:

P: 80% cá thể có kiểu hình trội → P: aa = 20%

Gọi tần số kiểu gen AA và Aa ở P lần lượt là x, y (x + y = 0,8)

→ P: x AA : y Aa : 0,2 aa

F1 có aa = 35% → 35% = 20% + y x ¼

→ y = 0,6 → x = 0,2

→ Cấu trúc di truyền ở P: 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa (A = a = 0,5).

I đúng.

II sai. Tần số alen A = a = 0,5 mà AA = 0,2 → Quần thể không cân bằng.

III đúng. Tỉ lệ cá thể đồng hợp trong tổng số cá thể trội ở P là: 0,6 : 0,8 = 3/4 .

IV đúng. Cho các cá thể có kiểu hình trội ở P tự thụ phấn:

P: ¼ AA : ¾ Aa

¼ AA tự thụ → F1: ¼ AA

¾ Aa tự thụ → F1: ¾ x (¾ A- : ¼ aa) = 9/16 A- : 3/16 aa

→ Số cá thể có kiểu hình lặn ở F1 là: 3/16 = 18,75%.

Chọn A.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả