Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về đề tài sau: Khả năng biểu hiện tính cách và hành động
281
29/12/2023
Bài tập 1 trang 28 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về đề tài sau: Khả năng biểu hiện tính cách và hành động nhân vật của lời thoại trong lớp chèo “Xuý Vân giả dại”
Trả lời
Đề cương cho báo cáo nghiên cứu về đề tài Khả năng biểu hiện tính cách và hành động nhân vật của lời thoại trong lớp chèo “Xuý Vân giả dại” cần có đủ các phần: Đặt vấn đề, Giải quyết vấn đề, Kết luận, Tài liệu tham khảo. Cần ôn lại kiến thức về kịch đã học ở lớp 8 và đọc lần nữa bài viết tham khảo Ngôn ngữ đối thoại trong chèo của Hà Văn Cầu trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 140 - 145) để nhận được những gợi ý cần thiết cho việc xây dựng bản đề cương.
- Trong Đặt vấn đề, ngoài việc nêu tên đề tài và nêu câu hỏi lớn cần giải đáp, phải xác định rõ lí do chọn đề tài nghiên cứu này (Lí do có thể là: để hiểu sâu hơn về lớp chèo Xuý Vân giả dại, để nắm vững hơn những yêu cầu đối với việc tổ chức lời thoại trong một kịch bản sân khấu nói chung,...).
- Phần Giải quyết vấn đề có thể lần lượt làm sáng tỏ hai vấn đề chính: khả năng biểu hiện tính cách nhân vật của lời thoại và khả năng biểu hiện hành động của lời thoại. Với mỗi vấn đề như thế, cần nêu được nhận định khái quát và các bằng chứng lấy từ lớp chèo Xuý Vân giả dại (có thể liên hệ, so sánh với những lớp chèo khác mà bạn đã đọc, tìm hiểu).
- Phần Kết luận cần khái quát lại các luận điểm đã triển khai, khẳng định ý nghĩa của đề tài, vấn đề nghiên cứu đối với việc tìm hiểu lớp chèo Xuý Vân giả dại nói riêng, toàn bộ vở chèo Kim Nham nói chung, và rộng ra là đối với nghệ thuật xây dựng kịch bản chèo.
- Phần Tài liệu tham khảo cần nêu được các đơn vị tài liệu đã tìm đọc để xây dựng đề cương hay để viết báo cáo nghiên cứu về đề tài đã cho (thông tin về đơn vị tài liệu tham khảo và cách sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo phải được thực hiện theo đúng quy chuẩn).
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận
Bài 4: Sức sống của sử thi
Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian
Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”
Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện
Bài 8: Thế giới đa dạng của thông tin