Lập dàn ý cho bài văn kể lại một truyện cổ tích
Câu 4: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một truyện cổ tích.
Câu 4: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một truyện cổ tích.
a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt
Mẫu: Từ nhỏ, em đã được bà kể cho nghe rất nhiều những câu chuyện cổ tích. Nào là Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa… Nhưng em thích nhất vẫn là truyện Cây tre trăm đốt.
b. Thân bài: Kể lại truyện Cây tre trăm đốt theo sườn các sự kiện sau:
- Anh nông dân chăm chỉ, hiền lành đến làm thuê cho nhà phú ông
- Thấy anh làm việc giỏi, ông hứa nếu ở lại và làm cho nhà ông 3 năm không lấy tiền công thì sẽ gả con gái cho
- Sau ba năm, anh nông dân đã giúp phú ông có thêm nhiều của cải
- Đến hẹn, anh xin phú ông cưới con gái nhưng bị lão tìm cớ để lừa gạt
- Phú ông đòi sính lễ là một cây tre có trăm đốt
- Anh nông dân lên rừng tìm mãi nhưng không có cây tre nào đủ 100 đốt
- Ở nhà, phú ông tổ chức đám cưới cho con gái mình với con trai của một phú hộ khác
- Nhờ có bụt giúp đỡ, dạy cho 2 câu thần chú để gắn 100 đốt tre rời thành một cây tre, anh nông dân liền chạy về để cưới vợ
- Nhìn thấy đám cưới đang tổ chức linh đình, anh phát hiện mình bị lừa nên rất tức giận
- Anh dùng câu thần chú Khắc nhập, khắc nhập, dính lão phú ông vào thân tre trăm đốt, lão nhà giàu kia muốn cứu ông ta nên cũng dính vào
- Mãi khi lão phú ông chịu thực hiện lời hứa ba năm trước, anh mới thả ra
- Thế là, anh nông dân hiền lành cưới được vợ như mong ước và sống cuộc sống bình yên, hạnh phúc
c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về ý nghĩa của câu chuyện
Mẫu: Qua câu chuyện Cây tre trăm đốt, em học được bài học vô cùng ý nghĩa. Đó là không được tham lam, lừa dối người khác. Phải biết làm việc chăm chỉ, trung thực. Như vậy mới được mọi người yêu quý, tin tưởng. Đây cũng chính là ý nghĩa của những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể cho em nghe.