Hội họa và âm nhạc thời Nguyễn có sự phát triển như thế nào? Sưu tầm và giới thiệu một
2.4k
19/08/2023
Câu hỏi trang 20 Chuyên đề Lịch Sử 11: Hội họa và âm nhạc thời Nguyễn có sự phát triển như thế nào? Sưu tầm và giới thiệu một loại hình âm nhạc cổ ở địa phương em.
Trả lời
♦ Sự phát triển của hội họa và âm nhạc thời Nguyễn
- Hội họa:
+ Dấu ấn tiêu biểu của hội họa thời Nguyễn là những bức tranh trang trí kết hợp với thơ văn ở các công trình kiến trúc (mỗi ô thơ hoặc chữ được chạm khắc kèm theo một bức hoạ với các chủ đề tứ linh, tứ quý, rồng, hạc, cây cỏ, hoa lá, chim muông).
+ Nhiều làng, phường tranh dân gian tiếp tục phát triển với các dòng tranh thờ, tranh trang trí, tranh mô tả sinh hoạt.... Đặc biệt, dòng tranh gương (tranh kính) đã du nhập và phát triển từ đầu thế kỉ XIX.
- Âm nhạc:
+ Âm nhạc cung đình được hoàn thiện và phát triển đến đỉnh cao trên cơ sở kế thừa thành tựu âm nhạc dân tộc và sự tiếp thu, dân tộc hoá một số yếu tố bên ngoài. Đặc sắc nhất là Nhã nhạc cung đình, một loại hình nghệ thuật đặc biệt sử dụng trong các dịp tế lẻ, lễ tiết của triều đình.
+ Âm nhạc và các hình thức diễn xướng dân gian tùy theo đặc trưng vùng miền, tộc người đều có sự phát triển phong phú, đa dạng. Các loại hình âm nhạc và diễn xướng phổ biến là tuồng, chèo, múa rối, hát nói, lí,...
♦ Giới thiệu một loại hình âm nhạc cổ ở địa phương em
- Tham khảo: giới thiệu về Dân ca quan họ
+ Dân ca Quan họ là hình thức hát giao duyên của người dân đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu là vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang). Loại hình nghệ thuật này được hợp thành từ nhiều yếu tố: âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội,... đã trở thành nét văn hoá rất đặc sắc của người dân Kinh Bắc.
+ Về thời điểm ra đời Dân ca Quan họ, có hai quan điểm cho rằng vào thế kỉ XI hoặc thế kỉ XVII.
+ Năm 2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam
Chuyên đề 2: Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX
Chuyên đề 3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam