Thời Lê sơ
|
- Kinh thành Thăng Long và hệ thống cung điện được trùng tu, xây mới.
- Kiến trúc tôn giáo, nhất là Phật giáo vẫn được quan tâm nhưng chủ yếu dừng lại ở việc tu sửa những công trình đã xây dựng từ thời Lý - Trần.
|
- Điêu khắc gắn bó mật thiết với kiến trúc.
- Loại hình điêu khắc chủ yếu là: hình chạm khắc trên các thành bậc đá, lăng mộ, văn bia; tượng thú ở các lăng mộ,…
|
- Quy mô vừa phải, mang tính khuôn thước, mẫu mực theo tinh thần Nho giáo, vừa mang nét giản dị, đậm tính dân gian.
|
Thời Mạc
|
- Gia cố thành Thăng Long; xây thêm một số cung điện, lăng mộ,…
- Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng có sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều đình, chùa được trùng tu hoặc xây mới.
|
- Các tác phẩm, hiện vật chủ yếu được chạm khắc trên các chất liệu gỗ, đá,…
- Loại hình điêu khắc phổ biến là:
+ Tượng Phật, Thánh
+ Tượng người và ảnh sinh hoạt thường nhật
+ Các loài vật, hoa lá,..
|
- Các công trình kiến trúc có quy mô vừa phải, sử dụng chất liệu: đá, gỗ, đất nung…
- Chủ đề điêu khắc hướng đến miêu tả người dân lao động và thế giới thiên nhiên
|
Thời Lê trung hưng
|
- Kiến trúc cung đình được mở rộng với hệ thống cung vua, phủ chúa
- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian phát triển. Hàng loạt các công trình đình, chùa,… được sửa sang, tu bổ, xây mới.
|
- Đạt đến trình độ khá điêu luyện, bao gồm điêu khắc trên chất liệu gỗ, đá và đồng.
- Nghệ thuật chạm khắc dân gian có sự phát triển mạnh mẽ.
|
- Có sự hòa nhập giữa nghệ thuật cung đình với nghệ thuật dân gian.
- Tính nhân bản và tinh thần dân tộc được đẩy lên cao.
- Tiếp thu có chọn lọc các yếu tố mới từ văn hóa Trung Hoa, phương Tây.
|