Hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? Giải thích cơ chế tác động của chúng

Hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? Giải thích cơ chế tác động của chúng.

Trả lời

- Hoạt tính enzyme hay tốc độ của phản ứng được xúc tác bởi một enzyme là lượng sản phẩm được tạo thành sau phản ứng trên một đơn vị thời gian (thường là một phút) trong điều kiện tiêu chuẩn.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme bao gồm:

+ Lượng cơ chất: Lượng cơ chất càng cao (khi lượng enzyme không đổi) thì tốc độ phản ứng tăng mạnh ở giai đoạn đầu nhưng sau đó sẽ không tiếp tục tăng khi các enzyme đã bão hoà về cơ chất (nói cách khác enzyme đã hoạt động hết công suất).

+ Nồng độ enzyme: Khi lượng cơ chất không đổi còn lượng enzyme tăng dần thì tốc độ phản ứng cũng tăng nhanh trong giai đoạn đầu, sau đó thì dần ổn định mà không gia tăng thêm do đã sử dụng tối đa lượng cơ chất.

+ Nhiệt độ: Tốc độ phản ứng sẽ đạt mức cao nhất trong một khoảng nhiệt độ tối ưu. Lí do: Nhiệt độ quá thấp làm tốc độ chuyển động của các phân tử chậm, dẫn đến tốc độ phản ứng xảy ra chậm; còn nhiệt độ cao quá mức tối ưu, enzyme có thể bị biến tính, không còn khả năng liên kết với cơ chất nên tốc độ phản ứng không những giảm mà còn có thể trở về 0.

+ Độ pH: Mỗi enzyme có một pH thích hợp, ngoài khoảng pH này enzyme có thể bị giảm hoạt tính hoặc bất hoạt. Lí do: Ngoài khoảng pH, enzyme có thể bị biến tính, không còn khả năng liên kết với cơ chất nên tốc độ phản ứng không những giảm mà còn có thể trở về 0.

+ Chất điều hòa enzyme: Chất ức chế khi liên kết với enzyme sẽ làm giảm hoặc mất hoạt tính của enzyme. Chất hoạt hóa khi liên kết với enzyme sẽ làm tăng hoạt tính của enzyme.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả