Hoàn thành bảng thống kê về các nội dung chủ yếu trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ
353
23/11/2023
Bài tập 4 trang 52 SBT Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng thống kê về các nội dung chủ yếu trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
Lĩnh vực
|
Nội dung cải cách
|
Ý nghĩa
|
Kinh tế
|
|
|
Xã hội
|
|
|
Quân sự
|
|
|
Văn hoá, giáo dục
|
|
|
Trả lời
Lĩnh vực
|
Nội dung cải cách
|
Ý nghĩa
|
Kinh tế, xã hội
|
- Phát hành tiền giấy, cải cách chế độ thuế khoá, thống nhất đơn vị đo lường.
- Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô.
|
- Thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc; giúp nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất.
- Chế độ thuế khóa nhẹ và công bằng hơn.
- Góp phần ổn định xã hội.
|
Quân sự
|
- Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành luỹ để phòng thủ ở những nơi hiểm yếu.
- Chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến,...
- Biên vào sổ hộ tịch các nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên.
|
- Tiềm lực quốc phòng của đất nước được nâng cao.
- Số lượng binh lính trong quân đội tăng lên nhiều lần.
|
Văn hóa, giáo dục
|
- Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục;
- Chấn chỉnh lại chế độ học tập và thi cử; mở rộng việc học, đặt học quan đến cấp phủ, châu.
- Tổ chức các kì thi, tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước.
+ Đề cao chữ Nôm, sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương; dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.
|
- Nho giáo từng bước trở thành tư tưởng chủ đạo trong xã hội; Phật giáo suy giảm vai trò và vị thế so với trước.
- Giáo dục, khoa cử có bước phát triển theo hướng quy củ, chuyên nghiệp, mang tính thực tiễn.
- Tính dân tộc trong nền văn hóa được chú trọng, đề cao.
|
Xem thêm lời giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)
Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)
Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)