Giải SBT Lịch sử 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

1900.edu.vn xin giới thiệu giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 11 Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Bài tập 1 trang 40 SBT Lịch Sử 11: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 10 dưới đây.

Câu 1 trang 40 SBT Lịch Sử 11: Năm 1077, quân và dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã đánh bại quân Tống tại đâu?

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 40 SBT Lịch Sử 11: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, quân dân Đại Việt phải chống lại các cuộc xâm lược của đội quân nào?

A. Tống, Mông - Nguyên, Thanh.

B. Tống, Mông - Nguyên, Minh.

C. Tống, Nguyên, Thanh.

D. Tống, Minh, Thanh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 40 SBT Lịch Sử 11: Những trận đánh lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên là

A. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng.

B. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng - Xương Giang.

C. Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang.

D. Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 4 trang 40 SBT Lịch Sử 11: Chiến thắng nào đã chấm dứt hoàn toàn tham vọng xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên năm 1288?

A. Đông Bộ Đầu.

B. Vạn Kiếp.

C. Vân Đồn.

D. Bạch Đằng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 5 trang 40 SBT Lịch Sử 11: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá / Non sông nghìn thuở vững âu vàng” Hai câu thơ trên nói về cuộc kháng chiến nào?

A. Kháng chiến chống quân Tống.

B. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

C. Kháng chiến chống quân Xiêm.

D. Kháng chiến chống quân Thanh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6 trang 40 SBT Lịch Sử 11: Câu nói của Trần Quốc Tuấn: “Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt...” nói về điều gì?

A. Phát huy truyền thống yêu nước trong đánh giặc, giữ nước.

B. Kết hợp giữa truyền thống yêu nước với truyền thống lao động sản xuất.

C. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chiến tranh giữ nước.

D. Chiến thuật bao vây tiêu diệt quân giặc có thể vận dụng về sau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 40 SBT Lịch Sử 11: Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

A. Tốt Động - Chúc Động.

B. Rạch Gầm - Xoài Mút.

C. Chi Lăng - Xương Giang.

D. Ngọc Hồi - Đống Đa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 8 trang 40 SBT Lịch Sử 11: Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh là

A. Tốt Động - Chúc Động.

B. Rạch Gầm - Xoài Mút.

C. Chi Lăng - Xương Giang.

D. Ngọc Hồi - Đống Đa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 9 trang 40 SBT Lịch Sử 11: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi của dân tộc trước năm 1858?

A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.

B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù.

C. Đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ độc lập của dân tộc.

D. Nhân đạo, hoà hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 10 trang 40 SBT Lịch Sử 11: Ý nào không phản ánh chính xác nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử?

A. Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc.

B. Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn và đoàn kết.

C. Do quân giặc chủ động rút quân về nước.

D. Kế sách đánh giặc của quân và dân Việt Nam đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 2 trang 42 SBT Lịch Sử 11Hãy xác định câu đúng hoặc sai về các cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam và giải thích ngắn gọn câu sai.

1. Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nên trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm.

2. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077), Triều Lý đã thực hiện kế sách "vườn không nhà trống", sau đó chủ động tập kích vào các căn cứ Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu (Trung Quốc).

3. Câu thơ: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng xưa máu vẫn còn loang đỏ) gợi lại việc ba lần đánh bại quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng của dân tộc ta.

4. Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258, nhà Trần đã tổ chức Hội nghị Bình Than triệu tập vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh để bàn kế sách đánh giặc.

5. Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” một cách chủ động và đánh tan hàng chục vạn quân Thanh xâm lược chỉ trong thời gian ngắn.

6. Những người lãnh đạo, chỉ huy các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Huệ,...

7. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có một số cuộc kháng chiến không thành công.

Lời giải:

- Các câu đúng: 1, 3, 5, 7.

- Các câu sai là:

+ Câu số 2 => sửa: Triều Lý thực hiện kế hoạch “tiên phát chế nhân”

+ Câu số 4 => sửa: Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

+ Câu số 6 => sửa: Chu Văn An là một danh nhân có đóng góp cho giáo dục vào thời Trần.

Bài tập 3 trang 42 SBT Lịch Sử 11Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống (...) trong các đoạn văn sau cho phù hợp về vai trò, ý nghĩa của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền ……... (1), giữ gìn ………... (2) và tạo điều kiện thuận lợi cho ……….... (3).

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng ……….... (4), ………..(5) và tô đậm những ……….. (6) của dân tộc, đồng thời để lại nhiều ………. (7) sâu sắc.

Lời giải:

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền (1) độc lập, giữ gìn (2) bản sắc văn hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho (3) quá trình xây dựng đất nước.

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng (4) tự hào(5) ý thức tự cường và tô đậm những (6) truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời để lại nhiều (7) bài học kinh nghiệm sâu sắc.

Bài tập 4 trang 43 SBT Lịch Sử 11Khai thác tư liệu 1 và 2 dưới đây, hãy chỉ ra điểm chung của hai tư liệu.

Tư liệu 1. Trần Quốc Tuấn đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi: “vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt....

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 9)

Tư liệu 2. Khi họp bàn về kế sách chống giặc Minh, Hồ Nguyên Trừng nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”.

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sđd, tr. 211)

Lời giải:

- Từ nội dung hai đoạn tư liệu cho thấy: sự ủng hộ, đoàn kết của toàn dân chính là một trong những nguyên nhân quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

Bài tập 5 trang 43 SBT Lịch Sử 11Hãy lập và hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

STT

Thời gian

Đối tượng xâm lược/ Kẻ thù

Chiến thắng tiêu biểu

Kết quả

1

       

Lời giải:

STT

Thời gian

Đối tượng xâm lược/Kẻ thù

Chiến thắng tiêu biểu

Kết quả

1

938

Nam Hán

Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

Thắng lợi

2

981

Tống

Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

Thắng lợi

3

1075 - 1077

Tống

Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh)

Thắng lợi

4

1258

Mông Cổ

Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc); Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

Thắng lợi

5

1285

Nguyên

Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên); Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội).

Thắng lợi

6

1287 - 1288

Nguyên

Vân Đồn - Cửa Lục, Bạch Đằng (Quảng Ninh).

Thắng lợi

7

1785

Xiêm

Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang).

Thắng lợi

8

1789

Thanh

Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội).

Thắng lợi

Bài tập 6 trang 43 SBT Lịch Sử 11Ghép tên cuộc kháng chiến ở cột A với người lãnh đạo ở cột B sao cho phù hợp.

Ghép tên cuộc kháng chiến ở cột A với người lãnh đạo ở cột B sao cho phù hợp

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - i

2 - e

3 - k

4 - g

5 - b

6 - c

7 - d

8 - a

9 - h

Bài tập 7 trang 44 SBT Lịch Sử 11Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, lập hồ sơ tư liệu về một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiêu biểu trong lịch sử dân tộc.

Lời giải:

Bối cảnh:

+ Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.

+ Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào xâm lược nước ta.

Động thái của quân Tây Sơn:

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ 25/1/1789 (đêm 30 Tết, âm lịch), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu.

+ 28/1/1789 (mùng 3 Tết), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.

+ 30/1/1789 (rạng sáng mùng 5 Tết), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).

Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

Ý nghĩa:

+ Là một trong những chiến công vĩ đại và hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

+ Thể hiện lòng yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Bảo vệ được độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Cho thấy tài năng thao lược của bộ chỉ huy quân Tây Sơn.

Bài tập 8 trang 44 SBT Lịch Sử 11Kể tên một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Em có ấn tượng với vị tướng nào nhất? Vì sao? Làm thẻ nhớ về vị tướng mà em ấn tượng nhất.

Kể tên một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc

Lời giải:

- Một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ,...

- Em ấn tượng nhất với Nguyễn Huệ. Vì: tài năng của Nguyễn Huệ bao quát trên nhiều mặt, nhưng lĩnh vực tỏa sáng nhất là quân sự. Ông đã đưa tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển lên một đỉnh cao mới. Tinh thần tiến công mãnh liệt, lối đánh thần tốc, bất ngờ là nét nổi bật nhất trong tư tưởng và nghệ thuật quân sự của ông.

Thẻ nhớ:

THẺ NHỚ NHÂN VẬT

NGUYỄN HUỆ - QUANG TRUNG

- Năm sinh: 1753

- Năm mất: 1792

- Quê quán:

Nguyên quán: làng Thái Xá, xã Thái Lão, nay là cánh đồng Khuông Ràn xóm 4B xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Kể tên một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộcTranh vẽ Quang Trung đại phá quân Thanh

Nơi sinh: thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định)

Vai trò/ đóng góp:

+ Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn, cùng với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các tướng lĩnh tài ba khác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giành được nhiều thắng lợi quan trọng, đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc.

+ Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.

Điều em yêu thích nhất: Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Bài tập 9 trang 44 SBT Lịch Sử 11Sưu tầm thêm tư liệu từ sách, báo và internet, hãy chỉ ra những bài học từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Lời giải:

- Những bài học từ lịch sử chống ngoại xâm được rút ra từ các cuộc kháng chiến thành công và không thành công: yêu nước, đoàn kết, tập hợp lực lượng, đường lối kháng chiến,...

- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, những bài học đó vẫn giữ nguyên giá trị: các thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, đòi hỏi Đảng ta phải luôn có những chủ trương, biện pháp đúng đắn; nhân dân phải nâng cao nhận thức và quyết tâm bảo vệ đất nước.

Xem thêm lời giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)

Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

Câu hỏi liên quan

Đáp án đúng là: A
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
Đáp án đúng là: C
Xem thêm
Đáp án đúng là: C
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!