Hình tượng ngọn đèn trong đoạn trích biểu tượng cho điều gì dưới đây?

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:

“…Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không còn sợ nó nữa. Tối hết cả. con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hang, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hang nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe…”

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Hình tượng ngọn đèn trong đoạn trích biểu tượng cho điều gì dưới đây?

A. Cuộc sống mưu sinh vất vả của mẹ con chị Tr.
B. Không gian tù đọng, ngột ngạt nơi phố huyện.
C. Cuộc sống thực tại mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh của người dân nơi phố huyện.
D. Sự tàn tạ, đìu hiu của vùng quê nghèo.

Trả lời

HS đọc kĩ đoạn trích. Chú ý đến từ “biểu tượng”.

Trong đoạn trích, hình ảnh “ngọn đèn” là hình ảnh tả thực, thuộc về phố huyện nghèo, nơi mẹ con chị Tí, Liên, An sinh sống; gắn liền với cuộc sống mưu sinh của mẹ con chị Tí (phương án A).

“Ngọn đèn” còn biểu tượng cho cuộc sống thực tại mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh của người dân nơi phố huyện; biểu tượng cho nỗ lực duy trì cuộc sống mưu sinh của những người dân nghèo nơi phố huyện...

Như vậy, phương án C thể hiện được tính biểu tượng của ngọn đèn.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả