Hãy tìm hiểu một số bệnh tiêu hóa phổ biến và một số bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng và hoàn thành Bảng 8.4, 8.5.
Hãy tìm hiểu một số bệnh tiêu hóa phổ biến và một số bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng và hoàn thành Bảng 8.4, 8.5.
Hãy tìm hiểu một số bệnh tiêu hóa phổ biến và một số bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng và hoàn thành Bảng 8.4, 8.5.
Bảng 8.4. Bệnh tiêu hóa phổ biến
Bệnh tiêu hóa |
Nguyên nhân |
Hậu quả |
Cách phòng tránh |
Sâu răng |
- Do vi khuẩn tấn công, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên ăn vặt, sử dụng thực phẩm nhiều đường,… |
- Răng đổi màu đen, nâu,…; đau nhói, nhức hoặc đau răng âm ỉ; xuất hiện các lỗ trên răng; răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh;… |
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride, hạn chế ăn uống đồ ngọt, khám răng định kì, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ,… |
Tiêu chảy |
- Do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh đường ruột, ô nhiễm nguồn nước; sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ dẫn;… |
- Có thể làm cơ thể mất nước, mệt mỏi, mất cân bằng điện giải. Tình trạng kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, suy giảm chức năng các cơ quan,… |
- Không ăn thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không sử dụng các thức ăn chứa tác nhân gây dị ứng;… |
Viêm loét dạ dày – tá tràng |
- Do nhiễm vi khuẩn HP, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, tâm lí căng thẳng,… |
- Có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị dạ dày;… |
- Có chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh kết hợp với luyện tập thể dục thể thao vừa sức; hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá; hạn chế stress;… |
Bảng 8.5. Bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng
Bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng |
Nguyên nhân |
Hậu quả |
Cách phòng tránh |
Suy dinh dưỡng |
- Do bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng. - Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do các bệnh lí đường tiêu hóa hoặc sau một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng,… - Do rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần,… - Do trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. |
- Nếu không can thiệp kịp thời, trẻ em có thể không phát triển tầm vóc, chậm phát triển trí não, dễ mắc bệnh; giao tiếp và học tập trở nên khó khăn. |
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất 2 năm. - Ăn thức ăn phong phú các loại, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng. - Tăng cường các hoạt động thể chất. - Điều trị triệt để các bệnh lí đường tiêu hóa, bệnh lí thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống,… |
Béo phì |
- Do ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,… - Do lười vận động. - Do căng thẳng thường xuyên. - Do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa. - Do gene di truyền. |
- Thừa cân; tăng nguy cơ mắc các bệnh lí về tim mạch và các bệnh lí khác; ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ;… |
- Thực hiện chế độ ăn khoa học; hạn chế đồ ngọt, đồ giàu tinh bột, đồ uống có gas,… - Tăng cường vận động, thể dục thể thao hợp lí. - Giải tỏa stress. |