Hãy lập sơ đồ hệ thống hóa về các lớp thuộc động vật có xương sống (gợi ý các đặc điểm: nhận biết, đại diện, vai trò, tác hại)

Bài 23.55 trang 68 sách bài tập KHTN 6: Hãy lập sơ đồ hệ thống hóa về các lớp thuộc động vật có xương sống (gợi ý các đặc điểm: nhận biết, đại diện, vai trò, tác hại).

Trả lời

Đặc điểm

Lớp

Nhận biết

Đại diện

Vai trò

Tác hại

- Sống ở nước

- Di chuyển nhờ vây

- Hô hấp bằng mang

- Đẻ trứng

Cá chép, cá chuồn

- Cá cung cấp nguồn thực phẩm

- Da một số loài cá có thể dùng đóng giày, làm túi

- Cá ăn bọ gậy, sâu hại lúa

- Cá nuôi để làm cảnh

- Một số loài cá có độc, gây nguy hiểm cho người nếu ăn phải

Lưỡng cư

- Có đời sống vừa ở cạn, vừa ở nước

- Da trần. luôn ẩm ướt, dễ thấm nước

- Hô hấp bằng da và phổi

- Đẻ trứng và thụ tinh trong nước

Ếch, nhái

- Có giá trị thực phẩm

- Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng

 

- Một số lưỡng cư có truyến độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc

Bò sát

- Thích nghi với đời sống ở cạn

- Da khô, phủ vảy sừng

- Hô hấp bằng phổi

- Đẻ trứng

Thằn lằn, cá sấu

- Có giá trị thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm mĩ nghệ xuất khẩu

- Tiêu diệt một số loài có hại cho nông nghiệp 

- Một số loài có nọc độc có thể gây hại cho người và động vật

Chim

- Có lông vũ bao phủ khắp cơ thể 

- Đi bằng hai chân

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Đẻ trứng

Chim bồ câu, vịt

- Thụ phấn cho hoa, phát tán hạt

- Làm thực phẩm

- Là tác nhân truyền bệnh

- Phá hoại mùa màng

Thú

- Có lông mao bao phủ khắp cơ thể

- Có răng

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

Chó, mèo

- Cung cấp thực phẩm, sức kéo

- Làm cảnh

- Làm vật thí nghiệm

- Tiêu diệt gặm nhấm có hại

- Là vật trung gian truyền bệnh

Xem thêm các bài giải SBT KHTN 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật

Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

Bài 24: Đa dạng sinh học

Bài 26. Lực và tác dụng của lực

Bài 27. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả