Hãy đọc lại bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai trong SGK và thực hiện các yêu cầu sau a. Chỉ ra
158
27/12/2023
Câu 1 trang 72 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy đọc lại bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai trong SGK và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra những đặc điểm về vần và nhịp trong bài thơ.
b. Tìm những từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau được sử dụng trong văn bản. Những từ ngữ trái nghĩa ấy gắn liền với việc khắc họa những hình ảnh nào? Lí giải ý nghĩa của việc khắc họa song hành những hình ảnh ấy trong văn bản.
c. Những hình ảnh như: “Cau ngày càng cao”, “Mẹ ngày một thấp”, “Cau gần với giời”, “Mẹ thì gần đất” gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Việc sử dụng những hình ảnh ấy góp phần thể hiện tình cảm gì của nhà thơ?
d. Trong khổ thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào và tác dụng của chúng là gì? Nhận xét về cách sử dụng từ “nâng” và “cầm” trong khổ thơ:
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
Trả lời
a. Chỉ ra những đặc điểm về vần và nhịp trong bài thơ.
- Vần: sử dụng vần chân theo kiểu vần cách. Hai câu cách nhau cùng một vần bằng hoặc trắc.
- Nhịp: cách ngắt nhịp linh hoạt 2/2, 1/3 nhịp nhàng trong toàn bộ bài thơ.
- Nhận xét: Vần và nhịp góp phần tạo nên âm điệu tha thiết của bài thơ, góp phần diễn tả tâm trạng, tình cảm của tác giả.
b. Những từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau được sử dụng trong văn bản: còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp.
Những từ ngữ trái nghĩa ấy gắn liền với việc khắc họa hình ảnh mẹ già và cau xanh. Việc khắc họa song hành những hình ảnh ấy trong văn bản làm nổi bật sự tương phản và qua đó giúp người đọc thấy rõ hơn mẹ ngày càng già đi, yếu đi.
c. Những hình ảnh như: “Cau ngày càng cao”, “Mẹ ngày một thấp”, “Cau gần với giời”, “Mẹ thì gần đất” gợi sự tương phản: cau ngày một lớn, một cao thì mẹ ngày một già, lưng mẹ ngày một còng hơn, thấp hơn. Việc sử dụng những hình ảnh ấy góp phần thể hiện tình cảm yêu thương của nhà thơ dành cho mẹ. Vì có yêu thương mẹ, lo lắng cho mẹ thì mới quan sát, thấy được những thay đổi mà thời gian ghi dấu trên tấm lưng mẹ, thấy được lưng mẹ ngày một còng thêm.
d. Trong khổ thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “Khô gầy như mẹ”. Việc sử dụng biện pháp tu từ này làm nổi bật hình ảnh mẹ ngày một già đi, gầy hơn, yếu hơn. Cách sử dụng từ “nâng” và “cầm” trong khổ thơ đã thể hiện được tình cảm của tác giả dành cho mẹ: nâng niu, yêu thương, không ngăn được xúc động khi thấy mẹ ngày càng già, yếu đi như vậy.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân
Bài 6: Hành trình tri thức
Bài 7: Trí tuệ dân gian
Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt
Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng
Bài 10: Lắng nghe trái tim mình