Hãy cho biết một số nét nổi bật trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của văn minh Đại Việt
Câu hỏi trang 116 Lịch Sử 10: Hãy cho biết một số nét nổi bật trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của văn minh Đại Việt.
Câu hỏi trang 116 Lịch Sử 10: Hãy cho biết một số nét nổi bật trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của văn minh Đại Việt.
* Nét nổi bật về tín ngưỡng dân gian
- Tín ngưỡng thờ thần thần Trống đồng được đưa vào cung đình từ thời Lý.
- Từ thế kỉ XVI, đạo Mẫu trở thành tín ngưỡng được đông đảo người Việt tin theo.
- Việc thờ Thành hoàng làng tại đình, đền, miếu ở các làng xã ngày càng phổ biến.
* Nét nổi bật về tôn giáo
- Nho giáo:
+ Được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc.
+ Nhà Lý chính thức sử dụng chế độ thi cử Nho học để tuyển chọn quan lại.
+ Nhà Lê sơ thực hiện chính sách độc tôn Nho học, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ.
- Phật giáo:
+ Được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên.
+ Phật giáo hoà quyện với tín ngưỡng bản địa, phát triển mạnh mẽ trong cung đình và đời sống dân gian.
+ Thời Lý - Trần, Phật giáo rất được tôn sùng. Vua Trần Thái Tông sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
+ Thời Lê sơ, Phật giáo không còn vị trí như thời Lý - Trần, nhưng vẫn có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống dân gian.
+ Từ thời Mạc, Phật giáo hưng thịnh trở lại.
- Đạo giáo:
+ Có vị trí nhất định trong xã hội.
+ Các triều đại cho xây dựng một số đạo quán: Khai Nguyên (thời Lý); Trấn Vũ, Bích Câu, Huyền Thiên (thời Lê trung hưng);...
- Thiên Chúa giáo:
+ Được du nhập vào Việt Nam từ khoảng đầu thế kỉ XVI.
+ Đến giữa thế kỉ XVII, có khoảng 340 nhà thờ và 350 000 tín đồ, tập trung ở các đô thị và vùng ven biển.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại)
Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam