Nêu những thành tựu chủ yếu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt
Câu hỏi trang 115 Lịch Sử 10: Nêu những thành tựu chủ yếu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt.
Câu hỏi trang 115 Lịch Sử 10: Nêu những thành tựu chủ yếu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt.
- Thành tựu âm nhạc:
+ Phát triển với nhiều thể loại: múa rối nước, ca đối đáp, hát ví giặm, tuồng, chèo, quan họ, ngâm thơ, ả đảo, hát xẩm,...
+ Từ thời Lê, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng, gắn liền với quốc thể.
- Thành tựu về lễ hội: nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm như: Lễ Tịch điển, Hội thề Minh Thế, Giỗ Tổ Hùng Vương, Hội Gióng, Hội Dâu, Tết Nguyên đán, tiết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu,…
- Thành tựu về kiến trúc:
+ Phát triển mạnh dưới thời Lý –Trần. Từ thời Lê sơ, cung điện, lâu đài, thành quách và chùa tháp được xây dựng với quy mô lớn, kiến trúc bề thế và vững chãi.
+ Công trình tiêu biểu: Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, Lam Kinh, thành nhà Mạc, Luỹ Thầy, thành Gia Định, kinh thành Huế, thành Hà Nội,…
+ Những ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ, chùa Báo Quốc,…
- Thành tựu điêu khắc:
+ Điêu khắc trên đá, trên gốm rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những nét đẹp trong nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc và Chăm-pa.
+ Điêu khắc gỗ phát triển, các bức chạm gỗ ở các đình làng, các tượng Phật chạm trổ chi tiết, mềm mại, thanh thoát,…
+ Nghệ thuật tạc tượng thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, tiêu biểu là tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh); 18 pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội).
Xem thêm lời giải bài tập SGK Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc