Em hãy cùng bạn đóng vai để nêu hậu quả và cách xử lí đối với vi phạm hợp đồng lao động trong những trường hợp sau: Trường hợp a. Chị T thuê một người giúp việc. Hợp đồng lao động được kí kết

Em hãy cùng bạn đóng vai để nêu hậu quả và cách xử lí đối với vi phạm hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:

Trường hợp a. Chị T thuê một người giúp việc. Hợp đồng lao động được kí kết với thời hạn 12 tháng, các điều khoản về tiền lương, quyền và nghĩa vụ của hai bên được thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng. Làm việc được 3 tháng, người giúp việc mượn cớ về quê thăm nhà và không quay trở lại làm việc.

Trường hợp b. Trên địa bàn huyện X, một số doanh nghiệp không thực hiện kí hợp đồng với người lao động nhưng vì các doanh nghiệp này trả lương cao nên người lao động vẫn chấp nhận làm việc. Gần đây, do tình hình dịch bệnh nên các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công. Các doanh nghiệp đã cử người đến gặp, trực tiếp nói rõ lí do và thông báo nghỉ việc cho người lao động.

Trường hợp c. Anh V kí hợp đồng lao động với Công ty VP thời hạn 10 năm. Làm việc được 3 năm, Anh V thực hiện nghĩa vụ quân sự nên tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với Công ty VP. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh V quay lại làm việc nhưng Công ty VP từ chối tiếp nhận dù trước đó đã đồng ý tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và không có thoả thuận gì khác.

Trả lời

♦ Trường hợp a.

- Hậu quả:

+ Hợp đồng lao động giữa chị T và người giúp việc chấm dứt.

+ Chị T phải tìm người giúp việc khác để thay thế.

+ Người giúp việc đã vi phạm pháp luật lao động, nên người này sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc; đồng thời có nghĩa vụ bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước (căn cứ theo Khoản 1 và 2 Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019).

- Cách xử lí: chị T nên tìm cách liên hệ với người giúp việc (qua điện thoại hoặc cách thức khác…) để trao đổi, thông báo với người này về một số vấn đề, như:

+ Xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Các quy định của pháp luật lao động về nghĩa vụ của người lao động khi thực hiện hành vi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.

=> Từ đó, chị T có quyền yêu cầu người giúp việc thực hiện việc bồi thường. Nếu người giúp việc không thực hiện việc bồi thường, chị T có thể gửi đơn khiếu nạn lên Sở lao động Thương binh và xã hội…

♦ Trường hợp b.

- Hậu quả:

+ Khi làm việc nhưng không kí kết hợp đồng lao động, thì cả người sử dụng lao động và người lao động đều vi phạm pháp luật lao;

+ Người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính đối với hành vi không giao kết hợp đồng với người lao động (mức phạt từ 2 đến 25 triệu đồng đối với cá nhân và từ 4 đến 40 triệu đồng đối với tổ chức)

+ Mặt khác, do không có hợp đồng ràng buộc, nên cả người sử dụng lao động và người lao động đều không được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp (khi xảy ra sự cố/ tranh chấp,…).

- Cách xử lí: Tập thể những người lao động bị thôi việc và đại diện các doanh nghiệp nên có sự thỏa thuận, trao đổi và các doanh nghiệp nên hỗ trợ một phần trợ cấp thôi việc cho người lao động.

♦ Trường hợp c.

- Hậu quả: Công ty VP đã vi phạm quy định của pháp luật lao động (vi phạm Điều 31 Bộ luật Lao động năm 2019).

- Cách xử lí: anh P nên gửi đơn khiếu nại (lần 1) đến ban giám đốc công ty VP, nếu không nhận được sự hồi đáp và phương án giải quyết thỏa đáng; anh P có thể gửi đơn khiếu nại (lần 2) lên Chánh Thanh tra Sở lao động Thương binh và Xã hội nơi mà công ty VP đặt trụ sở chính để yêu cầu được hỗ trợ giải quyết.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả