a) Em hãy xác định việc thực hiện và chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp, tình huống trên. b) Hợp đồng lao động chấm dứt khi nào? Người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp

a) Em hãy xác định việc thực hiện và chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp, tình huống trên.

b) Hợp đồng lao động chấm dứt khi nào? Người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng cần tuân thủ những quy định nào?

a) Em hãy xác định việc thực hiện và chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp, tình huống trên. b) Hợp đồng lao động chấm dứt khi nào? Người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng cần tuân thủ những quy định nào?   (ảnh 1)

Trả lời

♦ Yêu cầu a)

- Trường hợp 1: Những hành vi của anh H và công ty cơ khí A đều phù hợp với quy định của pháp luật lao động. Cụ thể:

+ Anh H tuân thủ các điều khoản đã kí kết trong hợp đồng lao động => đây biểu hiện của việc anh H đã thực hiện đúng quy định tại Điểm a) Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019.

+ Công ty cơ khí A cử anh H đi học để nâng cao trình độ và điều chuyển anh H sang làm công việc khác => đây biểu hiện của việc công ty A đã thực hiện đúng quy định tại Điều 6 và Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019.

+ Anh H đề nghị công ty bổ sung hợp đồng lao động => đây biểu hiện của việc anh H đã thực hiện đúng quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019.

- Trường hợp 2:

+ Trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng lao động, bà N đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật lao động, cụ thể như: trả lương không đúng hạn tự ý cắt giảm lương mà không được sự đồng ý của anh P => những hành vi này đã vi phạm Điều 94 và 97 Bộ luật Lao động năm 2019;

+  Anh P đã có hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động. Vì: theo Điểm b) Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước, trong trường hợp: không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn.

- Trường hợp 3:

+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, M đã thường xuyên nghỉ việc mà không báo cáo với người quản lí => hành vi này đã vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019.

+ Công ty X đã có hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động. Vì: theo Điểm e) Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019: người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp: người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày liên tục trở lên.

- Tình huống:

+ Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của anh D là trái với quy định của pháp luật lao động. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019, anh T có nghĩa vụ phải bồi thường cho người sử dụng lao động (công ty D) nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

+ Việc công ty D yêu cầu anh T bồi thường là đúng với quy định của pháp luật lao động.

♦ Yêu cầu b)

- Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019: hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau:

+ (1) Hết hạn hợp đồng lao động.

+ (2) Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

+ (3) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

+ (4) Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, bị tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

+ (5) Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ (6) Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

+ (7) Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

+ (8) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

+ (9) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

+ (10) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

+ (11) Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

+ (12) Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

+ (13) Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả