Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự
251
10/05/2023
Luyện tập 3 trang 134 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.
Tình huống. Anh N năm nay 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học và được Công ti A tuyển dụng với mức lương cao. Cùng lúc đó, anh N nhận được lệnh gọi nhập ngũ của Ban Chỉ huy quân sự địa phương. Anh N không biết phải xử lí như thế nào. Tâm sự với bạn thì nhận được lời khuyên:
- Theo mình, Anh N nên nhập ngũ. Vì đây là nghĩa vụ của công dân.
Sau vài ngày suy nghĩ, N quyết định sẽ lên đường nhập ngũ. Anh cho rằng đó vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc.
Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự.
Trả lời
- Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự (NVQS), thực hiện NVQS là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp … nhằm góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Những công dân đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự cần thực hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Mỗi gia đình cần động viên, khuyến khích con em mình tham gia thực hiện NVQS khi đến tuổi như pháp luật quy định.
- Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự:
+ Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
+ Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.
- Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
- Độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
- Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 17: Pháp luật và đời sống
Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Bài 19: Thực hiện pháp luật
Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị
Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân