Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao? Tính tự lập không tự nhiên mà có
583
08/12/2023
Luyện tập 1 trang 25 Giáo dục công dân lớp 6: (1) Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao?
A. Tính tự lập không tự nhiên mà có.
B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập.
C. Học cách sống tự lập để trưởng thành.
D. Nên tự lập càng sớm càng tốt.
E. Tự lập sẽ dễ trở thành người ích kỉ, độc đoán.
Trả lời
A. Tính tự lập không tự nhiên mà có. Em đồng tình vì ngay từ khi sinh ra chúng ta không có ngay tính tự lập mà do quá trình lớn lên chúng ta được giáo dục, rèn luyện tính tự lập mới hình thành và tạo thành một đức tính. Trong suốt cuộc đời con người chúng ta phải luôn rèn luyện và ý thức về tự lập.
B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập. Em không đồng tình vì tự lập là đức tính mà ai cũng cần có. Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.
C. Học cách sống tự lập để trưởng thành. Em đồng tình vì tự lập giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Học cách sống tự lập đối với mỗi người là rất quan trọng, đặc biệt với những người trẻ.
D. Nên tự lập càng sớm càng tốt. Em đồng tình vì tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Nếu có đức tính này từ nhỏ ta sẽ có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong mọi việc, giúp ích cho ta hơn.
E. Tự lập sẽ dễ trở thành người ích kỉ, độc đoán. Em không đồng tình vì tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì. Hơn nữa khi ta có tính tự lập chúng ta còn nhận được sự kính trọng của mọi người.
Xem thêm lời giải SGK Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Bài 2: Yêu thương con người
Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Bài 4: Tôn trọng sự thật
Bài 5: Tự lập
Bài 6: Tự nhận thức bản thân