Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây? a. Anh T bỏ phiếu bầu cử
151
16/04/2023
Luyện tập 2 trang 150 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây?
a. Anh T bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho người mình thích mà không quan tâm tới trình độ, năng lực của ứng viên.
b. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã A lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý, phản ảnh của người dân trên địa bản.
c. Mặc dù là cán bộ lãnh đạo ở Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng ông H từ chối và không can thiệp vào việc giải quyết của cảnh sát giao thông áp dụng biện pháp xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính đối với em họ minh.
d. M (15 tuổi) gửi thư góp ý, phản ánh về dự án xây dựng khu vui chơi trẻ em của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Trả lời
- Trường hợp a. Không đồng tình. Các thành viên trong bộ máy chính trị đều phải là người có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện và giải quyết các vấn đề xảy ra. Anh T bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho người mình thích mà không quan tâm tới trình độ, năng lực của ứng viên, điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống cán bộ, người có năng lực không thể lãnh đạo, người kém năng lực lãnh đạo gây ảnh hưởng đến xã hội
- Trường hợp b. Đồng tình. Việc cán bộ Uỷ ban nhân dân xã A lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý, phản ảnh của người dân trên địa bản cho thấy họ thật sự quan tâm đến người dân cũng như những quyết định đã được đưa ra của Ủy ban nhân dân. Việc thu tập, kiến phản hồi, góp ý, phản ảnh của người dân sẽ giúp Ủy ban nhân dân hiểu thêm những vấn đề của người dân, cũng như khắc phục những việ chưa hiệu quả trong quá trình hoạt động.
- Trường hợp c. Đồng tình. Ông H đã không để mối quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề chung. Trên cương vị là cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, ông H cần giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật.
- Trường hợp d. Đồng ý. Công dân đều có quyền góp ý, phản ảnh về các quyết định các cấp chính quyền.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân