Dựa vào nội dung mục I, hãy phân biệt các nước phát triển (Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản) và các nước đang phát

Câu hỏi trang 6 Địa Lí 11: Dựa vào nội dung mục I, hãy phân biệt các nước phát triển (Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản) và các nước đang phát triển (Bra-xin, Cộng hòa Nam Phi, Việt Nam) về các chỉ tiêu GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI?

Dựa vào nội dung mục I hãy phân biệt các nước phát triển và các nước đang phát triển

Trả lời

- Các nước phát triển:

+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao

Ví dụ: chỉ số GNI/ người ở Đức là 47520 USD/ người; ở Hoa Kỳ là 64140 USD/người; ở Nhật Bản là 40810 USD/người (năm 2020)

+ Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất.

Ví dụ: trong cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ, ngành dịch vụ chiếm 80,1%, công nghiệp và xây dựng 18,4%, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 0,9% (năm 2020)

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên

Ví dụ: chỉ số HDI Nhật là 0,923, Hoa Kỳ 0,920, Đức 0,944.

- Các nước đang phát triển:

+ Thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp;

Ví dụ: chỉ số GNI/ người ở Bra-xin là 7800 USD/ người; ở Cộng hòa Nam Phi là 6010 USD/người; ở Việt Nam là 3390 USD/người (năm 2020).

+ Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng thường chiếm tỷ trọng cao.

Ví dụ: trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam: ngành dịch vụ chiếm 41,8%, công nghiệp và xây dựng chiếm 36,7%, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12,7 % (năm 2020).

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.

Ví dụ: chỉ số HDI ở Bra-xin là 0,758, ở Cộng hoà Nam Phi là 0,727; ở Việt Nam là 0,710 (năm 2020).

Xem thêm các bài giải SGK Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Bài 3: Thực hành tìm hiểu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức

Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả