Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ

Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

Trả lời

- So sánh bản dịch 1 với nguyên văn:

+ Câu thơ đầu, từ “điêu thương” là một tính từ đã được động từ hóa nhằm gợi hình ảnh bị tàn phá khắc nghiệt, sự điêu tàn của rừng phong. Nhưng trong bản dịch thơ thì hình ảnh này lại được thể hiện nhẹ nhàng hơn.

+ Câu 2: Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, xơ xác, ảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu lòa” trong bản dịch chỉ mang ý nghĩa nhạt nhòa, mờ ảo, chưa thể hiện hết ý nghĩa của từ này. Ngoài ra, bản dịch không dịch hai địa danh Vu sơn và Vu giáp.

+ Câu 3: từ “thẳm” làm cho âm hưởng thơ bị trầm xuống so với nguyên tác.

+ Câu 5: bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” chỉ số lần (2 lần), làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.

+ Câu 6: bản dịch bỏ mất chữ “cô” chỉ sự lẻ loi, đơn độc, làm mất đi cảm xúc mà nhà thơ muốn truyền tải trong nguyên tác.

- So sánh bản dịch 2 với nguyên văn:

+ Câu thơ đầu của bản dịch 2 cũng giống bản dịch 1 đều chưa làm rõ ý sự tác động của sương giá, đã tàn phá dữ dội rừng phong và rừng cây phong là đối tượng chịu tác động.

+ Câu 2: Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu dày” trong bản dịch chỉ đơn giản là miêu tả lại đặc điểm của không khí, không có sự cảm nhận của tâm trạng.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả