Đọc văn bản sau của Nguyễn Công Trứ và cho biết những điểm tương đồng về tư tưởng, phong cách sống của tác giả so với Bài ca ngất ngưởng

Bài tập 1 trang 21, 22 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản Bài ca ngất ngưởng trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr.95 – 96 và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:

Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đọc văn bản sau của Nguyễn Công Trứ và cho biết những điểm tương đồng về tư tưởng, phong cách sống của tác giả so với Bài ca ngất ngưởng:

ĐI THI TỰ VỊNH

Đi không há lẽ trở về không,

Cái nợ cầm thư phải trả xong.

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,

Dở đem thân thế hẹn tang bồng.

Đã mang tiếng ở trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông.

Trong cuộc trần ai ai dễ biết,

Rồi ra mới biết mặt anh hùng.

(Thơ văn Nguyễn Công Trứ, NXB Văn học, Hà Nội, 1983, tr. 84)

Trả lời

Những điểm tương đồng giữa văn bản Đi thi tự vịnh với Bài ca ngất ngưởng:

- Tư tưởng lập thân, lập nghiệp: quyết trả xong “nợ cầm thư”, tự hào về bản thân khi đỗ thủ khoa kì thi Hương.

- Tâm hồn phóng khoáng, ý thức về giá trị cá nhân: luôn mong muốn cuộc sống điền viên thanh thản (“Không Phật, không tiên, không vướng tục”; “Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt”;...); làm quan nhưng khảng khái tự tại, không chịu lu quan trường.

- Phong cách sống mạnh mẽ, thực thi bổn phận với non sông: xứng danh kẻ anh hùng, sống có trách nhiệm, sẵn sàng vì đời thế mà hành động (“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”; “Phải có danh gì với núi sông”..).

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí

Bài 8: Cấu trúc của văn bản thông tin

Bài 9: Lựa chọn và hành động

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả