Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Cảm nhận của em về Bác Hồ sau khi đọc thông tin trên
371
08/12/2023
Khám phá 1 trang 43 Giáo dục công dân lớp 6: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a) Cảm nhận của em về Bác Hồ sau khi đọc thông tin trên?
b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm nào?
c) Qua thông tin trên, em hiểu thế nào là tiết kiệm? Người như thế nào được gọi là người có lối sống tiết kiệm?
d) Em học tập được gì từ tấm gương của Bác Hồ về lối sống tiết kiệm?
Trả lời
a) Cảm nhận của em về Bác Hồ là em thấy rất ngưỡng mộ và khâm phục Bác Hồ. Bác là một người có đức tính tiết kiệm, luôn lo lắng cho đồng bào.
b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm:
- Khi Thông tấn xã in 1 mặt giấy, Bác phê bình là lãng phí.
- Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm.
- Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng đề tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nẻn đành đề in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
c) Qua thông tin trên, em hiểu tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Người có lối sống tiết kiệm là người luôn có ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát của cải vật chất một cách vô ích.
d) Em học tập được cách tiết kiệm của Bác là tái sử dụng những thứ vẫn còn dùng được. Không bày vẽ mà dùng để lo những cái chính giúp ích cho cuộc sống.
Xem thêm lời giải SGK Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Bài 9: Tiết kiệm
Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài 12: Quyền trẻ em