♦ Yêu cầu số 1: Các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác dầu khí ở Biển Đông
- Các hoạt động hợp tác song phương trong tìm kiếm, khai thác dầu khí trên Biển Đông đang được các quốc gia tích cực thực hiện:
+ Tháng 2/1979, Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã kí kết thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn chủ quyền trong khu vực liên quan đến Biển Đông.
+ Năm 1992, Việt Nam và Ma-lai-xi-a đã kí kết thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn.
+ Quá trình hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với Công ty Dầu khí Quốc gia Ma-lai-xi-a đã có sản phẩm dầu khí từ năm 1997.
+ Năm 2003, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đã kí kết Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa (có hiệu lực năm 2007). Hiện nay, hai nước cũng đang nỗ lực đàm phán về vùng biển chồng lấn.
+ Tháng 3/2009, Bru-nây và Ma-lai-xi-a đã kí kết thỏa thuận chia sẻ khai thác dầu khí.
+ Bru-nây và Việt Nam đã kí biên bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và thỏa thuận cung cấp dầu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất (Việt Nam) với sản lượng 240.000 tấn dầu thô.
+ Việt Nam và Mi-an-ma kí kết biên bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí vào năm 2012 nhằm thúc đẩy các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí giữa hai nước.
- Ngoài ra, các nước đã tham gia “Thỏa thuận cơ chế hợp tác ASEAN về phòng ngừa và xử lí sự cố tràn dầu” (năm 2014) để giải quyết các sự cố trên biển. Cụ thể như:
+ Thái Lan, Việt Nam và Cam-pu-chia đã đưa ra Tuyên bố chung và Chương trình khung về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng vịnh Thái Lan.
+ Việt Nam và Phi-líp-pin có thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu trên biển năm 2010.
♦ Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của sự hợp tác
- Góp phần phát triển ngành công nghiệp dầu khí của các quốc gia;
- Có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương, đa phương giữa các nước;
- Nâng cao vị thế và tăng cường vai trò của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của thế giới;
- Phòng ngừa và xử lí các sự cố về môi trường do tràn dầu ở Biển Đông.