- Yêu cầu số 1: Các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác hải sản ở Biển Đông
+ Tháng 11/2011, Hội nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 33 tổ chức tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) đã thông qua Nghị quyết về nghề cá bền vững đối với an ninh lương thực cho khu vực ASEAN đến năm 2020.
+ Việt Nam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan đã tham gia vào Uỷ ban Nghề cá Châu Á - Thái Bình Dương (APFIC) nhằm thúc đẩy việc sử dụng toàn diện và thích hợp các nguồn thuỷ sản sống thông qua phát triển và quản lí các hoạt động đánh bắt cá.
+ Năm 1979, Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã kí kết Bản ghi nhớ về thiết lập quyền khai thác chung các nguồn lợi đáy biển, tại khu vực được xác định của thềm lục địa giữa hai quốc gia trong vịnh Thái Lan.
+ Năm 1990, Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã kí kết thỏa thuận về thể chế và các vấn đề liên quan đến thiết lập Cơ quan có thẩm quyền chung.
+ Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Cam-pu-chia có hiệu lực từ ngày 7/7/1982. Hiệp định đã tạo môi trường hòa bình, ổn định trên biển để ngư dân của hai nước khai thác thuỷ sản.
+ Tháng 6/2012, Việt Nam và Thái Lan đã kí thỏa thuận tăng cường hợp tác về thuỷ sản.
+ Năm 2010, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đã kí kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nông nghiệp - thủy sản.
+ Tháng 9/2018, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đã nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác biển, xúc tiến thành lập cơ quan hợp tác để thảo luận, phát triển nghề cá, nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo hộ ngư dân.
- Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của việc hợp tác:
+ Giúp các quốc gia mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế.
+ Góp phần khai thác nguồn lợi biển, khẳng định chủ quyền và nâng cao khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của từng quốc gia theo Công ước Luật Biển năm 1982.
+ Các hiệp định kí kết mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương, đa phương giữa các nước về hoạt động khai thác, quản lí hoạt động của ngư dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững của hoạt động khai thác hải sản trên Biển Đông.