Đọc thông tin Thông tin 1. Trong xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022, Bộ Tài chính
Câu 7 trang 28 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Thông tin 1. Trong xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022, BộTài chính tạm tính phân cấp một số khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương như số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu: tính 37,2% số thu là khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; 62,8% số thu điều tiết về ngân sách trung ương; số thu tiền câp quyền khai thác tài nguyên nước, khoáng sản: trường hợp giấy phép khai thác do cơ quan trung ương cấp, thực hiện phân chia 70% số thu cho ngân sách trung ương 30% cho ngân sách địa phương; trường hợp giấy phép khai thác do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp, thực hiện để lại 100% cho ngân sách địa phưong. [...]
Về dự toán chi ngân sách nhà nước, năm 2022 sẽ ưu tiên và tập trung nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi an sinh xã hội, chi đầu tư phát triển và đảm bảo an ninh, quốc phòng, ứng phó với biến đôi khí hậu. Trong đó, dự toán chi đầu tư phát triển sẽ ưu tiên bố trí dự toán năm 2022 đểthanh toán nợ xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước ngân sách nhà nước; các dự án đã hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022; vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; bố trí vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các dự án, công trình phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan toả, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công ty.
Câu hỏi:
a) Em nhận xét như thế nào khi có ý kiến cho rằng những số liệu trong thông tin trên cho thấy ngân sách nhà nước đang đứng trước những khó khǎn và thách thúc rât lón?
b) Theo em, bức tranh ngân sách năm 2022 cho thấy công dân có thể được hưởng quyền lợi gì từ ngân sách nhà nước và cần phái thực hiên nghĩa vụ như thế nào?
Thông tin 2. Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, việc công khai và cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước cho người dân là bắt buộc đối với các cơ quan thực hiện ngân sách. Do vậy, các cơ quan thực hiện ngân sách cần chủ động cung cấp thông tin để người dân có thể liên hệ, trao đổi khi cần thiết. Việc công khai sẽ đảm bảo quyền công dân, mọi tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, kiểm tra và giám sát việc quản lí ngân sách nhà nước. Khi người dân tham gia quá trình giám sát thì nguồn lực ngân sách nhà nước sẽ được phân bổ tốt hơn, hiệu quả hơn và cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, các công trình đầu tư công, tránh lãng phí, tham những. Việc công khai minh bạch ngân sách nhà nước cũng góp phần thúc đẩy người dân đóng góp ý kiến về việc họ muốn tiền được dùng vào việc gì mà chính họ cần nhất, tạo niềm tin của người dân đối với nhà nước.
Câu hỏi:
a) Theo em, việc công khai ngân sách nhà nước có cần thiết không? Vì sao?
b) Công dân có quyên thac mac, kiên nghi vê ngân sách nhà nroc không?Vì sao?